Wednesday, August 1, 2012

Ca sĩ Mỹ Tâm có kênh riêng trên Youtube

“Họa mi tóc nâu” trở thành ca sĩ đầu tiên của Việt Nam trở thành đối tác của kênh chia sẻ video lớn nhất thế giới.

>> YouTube đầu tư thêm 200 triệu USD sản xuất kênh quảng cáo trả phí
>> YouTube khuyến khích người dùng sử dụng tên thật
>> Youtube cho phép làm mờ khuôn mặt với 1 cú click chuột
>> YouTube trở thành kênh thời sự lớn
>> Con số 301 lượt xem bí ẩn trên YouTube

Kênh chia sẻ video của Mỹ Tâm trên Youtube.

Kênh chia sẻ video của Mỹ Tâm trên Youtube.

Ca sĩ Mỹ Tâm vừa chính thức xác nhận với báo giới, cô là “sao Việt” đầu tiên chính thức trở thành đối tác của trang web Youtube.

“Tôi vừa được biết tin và muốn chia sẻ niềm vui này đến tất cả các bạn. Cám ơn sự quan tâm của tất cả khán giả trong và ngoài nước, nhất là hàng trăm ngàn thành viên tích cực trong fanclub và fanpage, đối với những sản phẩm âm nhạc mà tôi phát hành. Chính nhờ điều này mà Mytamtube mới chính thức được trở thành đối tác Việt Nam của trang Youtube toàn cầu”, Mỹ Tâm chia sẻ.

Nữ ca sĩ hy vọng, thông qua kênh video riêng này, khán giả các nước khác sẽ biết đến hình ảnh và âm nhạc của Việt Nam nhiều hơn. Đồng thời, ê kíp của cô có thể loại bỏ những MV kém chất lượng để mọi người được thưởng thức những MV có chất lượng tốt nhất. Mỹ Tâm hứa hẹn sẽ tiếp tục cố gắng phát huy sự sáng tạo để mang đến những sản phẩm hay hơn nữa trong thời gian tới.

Mỹ Tâm cho biết, để trở thành đối tác của Youtube, cô phải đảm bảo được khá nhiều yêu cầu gắt gao. Các video clip được phát trên kênh Mytamtube phải do chính cô thực hiện, có chất lượng cao và phải thường xuyên được cập nhật. Bên cạnh đó, các clip này phải thu hút được lượt xem và lượng người đăng ký theo dõi vào loại cao. Một điều quan trọng nữa là các MV phải chứng minh được chủ sở hữu về bản quyền âm nhạc lẫn hình ảnh. Gần đây, MV Chuyện như chưa bắt đầu của Mỹ Tâm là ví dụ điển hình cho việc cô đáp ứng được những yêu cầu từ phía Youtube. Sau một tháng ra mắt, MV thu hút hơn một triệu lượt xem.

Kênh Youtube của Mỹ Tâm sẽ có những ưu đãi đặc biệt. Họ sẽ giám hộ và bảo vệ quyền tác giả trên trang cho “họa mi tóc nâu”. Mỹ Tâm cũng sẽ nhận được khoản lợi nhuận từ quảng cáo trên các video của mình cũng như các nguồn khác. Tuy nhiên, chi tiết về những khoản thu nhập này không được công bố.

Việc các ngôi sao quốc tế có một kênh Youtube chính thức cho riêng mình là điều bình thường. Thế nhưng, ở Việt Nam, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là trong tình hình nền âm nhạc trong nước đang hướng đến sự chuyên nghiệp.

Trước khi Mỹ Tâm chính thức chia sẻ về thông tin này, vài ngày trước, fanclub của cô đã bày tỏ niềm vui sướng trên các trang mạng xã hội. Họ thay nhau chia sẻ đường link lẫn thông tin về kênh youtube của thần tượng cùng niềm tự hào lớn.

Theo Ngoisao


Link to full article

MSI giới thiệu card đồ họa GeForce GTX 680 Twin Frozr III 4GB

MSI vừa giới thiệu 1 phiên bản 4GB thuộc dòng GeForce GTX 680 Twin Frozr model N680GTX Twin Frozr 4GD5 với mức giá cao hơn bản 2GB 15% đến 25%, dự đoán khoảng 599$.

>> MSI giới thiệu card đồ họa N680GTX Twin Frozr 2GD5/OC
>> MSI Radeon HD 7970 Lightning xuất hiện
>> MSI giới thiệu dòng card đồ họa tầm trung MSI R7800
>> Card đồ họa MSI R7700: mạnh hơn, mát hơn
>> Card đồ họa gắn ngoài MSI GUS II cho laptop Thunderbolt

MSI NVIDIA GeForce GTX 680 Twin Frozr III 4GB

MSI NVIDIA GeForce GTX 680 Twin Frozr III 4GB

MSI NVIDIA GeForce GTX 680 Twin Frozr III 4GB có tốc độ xung nhân là 1006Mhz, xung boots là 1058MHz, khi bật chế độ OC thì tốc độ xung nhân và xung boots sẽ là 1058/ 1124MHz. Card được trang bị 4GB bộ nhớ GDDr5 với giao tiếp bộ nhớ 256bit, dùng tốc độ 1502Mhz (hiệu dụng 6008MHz).

Tản nhiệt Twin Frozr III

Tản nhiệt Twin Frozr III

Card dùng thiết kế tản nhiệt Twin Frozr III nổi tiếng của mình (từng sử dụng trong 1 số dòng câu cấp). So với phiển bản làm mát chuẩn, Twin Frozr III cung cấp luồng không khí nhiều hơn 20% so với thiết kế fan truyền thống. Với công nghiệp SuperPipe cùng 2 fan cánh vịt độc đáo, nhiệt độ card sẽ giảm đến 22° cùng độ ồn giảm đến 10,2dB.

1 góc nhìn khác GTX680 4GB

1 góc nhìn khác GTX680 4GB

MSI GeForce GTX 680 Twin Frozr III 4GB cũng được trang bị kèm theo các tụ điện rắn có khả năng xài ổn định đến 10 năm. Ngõ xuất hình bao gồm 2 cổng DVI + 1 cổng HDMI + 1 cổng Display-Port.

Yêu cầu 2 đầu nguồn 6pin

Yêu cầu 2 đầu nguồn 6pin

Card đồ họa yêu cầu 2 đầu nguồn PCI-e 6pin. Dự đoán GeForce GTX 680 Twin Frozr III 4GB sẽ có giá cao hơn 15% đến 25% so với phiên bản GTX680 2GB của hãng: 599$

Ngõ xuất hình: 2 cổng DVI + 1 cổng HDMI + 1 cổng DisplayPort

Ngõ xuất hình: 2 cổng DVI + 1 cổng HDMI + 1 cổng DisplayPort

Vài thông số cơ bản của MSI GTX680 Twin Frozr III 4GB:

Graphics EngineGeForce GTX 680
InterfacePCI Express x16 3.0
Memory TypeGDDR5
Memory Size(MB)4096
Memory Interface256 bits
Core Clock Speed(MHz)1058 (Boost Clock: 1124)
Memory Clock Speed(MHz)6008 (3004×2)
Memory Bandwidth(GB/sec)N/A
Texture Fill Rate(billion/sec)N/A
DVI Output2
D-SUB OutputN/A
HDMI-Output1
Mini HDMI-OutputN/A
DisplayPort1
Mini DisplayPortN/A
TV-OutputN/A
VIVO(Video-in/out)N/A
HDTV SupportN/A
HDCP SupportY
HDMI SupportY
Dual-link DVIY
Display Output (Max Resolution)2560×1600
RAMDACs400
DirectX Version Support11
OpenGL Version Support4.2
CrossFire SupportN/A
SLI SupportY
3-way SLIY
HyperMemory Tech.N/A
TurboCache tech.N/A
Card Dimension(mm)270x129x38.75 mm
WeightN/A

 

Theo Videocardz


Link to full article

Nhà mạng sẽ phải giảm chi phí, hạ giá thành dịch vụ viễn thông

Theo Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020, sẽ giảm chi phí, hạ giá thành dịch vụ viễn thông với giá cước hợp lý. Tuy nhiên, sẽ từng bước điều chỉnh giá cước các dịch vụ hiện nay còn thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các DN.

>> Thủ tướng ra quy hoạch phải có ít nhất 3 mạng di động để cạnh tranh
>> Bộ TT&TT: Không để các doanh nghiệp viễn thông lớn “bắt tay” tăng cước
>> Bắt đầu trưng cầu dân ý về chuyển mạng giữ nguyên số
>> Kịch bản nào cho mạng di động nhỏ?
>> Sắp “bơm” thêm 20 triệu số di động 09x ra thị trường

Không tăng giá quá mức, không phá giá thị trường

Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã có những quy định định hướng phát triển dịch vụ. Theo đó, các nhà mạng phát triển các dịch vụ viễn thông mới phải phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mạng viễn thông đã được đầu tư.

Phổ cập các dịch vụ viễn thông công ích một cách hiệu quả trên cơ sở tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại các vùng công ích và hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

Bảo đảm cung cấp dịch vụ điện thoại cố định cho cơ quan Đảng, nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội trên phạm vi cả nước. Việc cung cấp dịch vụ điện thoại cố định cho người dân được thực hiện theo cơ chế thị trường tại các đô thị, vùng đồng bằng và theo cơ chế viễn thông công ích tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh việc triển khai dịch vụ thông tin di động và dịch vụ Internet băng rộng đến mọi vùng miền, hộ gia đình và người dân trên cả nước.

Giảm chi phí và giá thành là mục tiêu hàng đầu

Giảm chi phí và giá thành là mục tiêu hàng đầu

Thủ tướng quyết định trong gian đoạn đến năm 2020, các nhà mạng phải giảm chi phí, hạ giá thành để cung cấp dịch vụ viễn thông với giá cước hợp lý phù hợp với điều kiện thu nhập của người dân. Tuy nhiên, các hãng sẽ đồng thời từng bước điều chỉnh giá cước các dịch vụ hiện nay còn thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Tuy vậy, sẽ kiểm soát chặt chẽ giá thành, cập nhật giá cước trung bình của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế để quản lý giá cước theo nguyên tắc tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp, bảo đảm bình ổn giá, không tăng giá quá mức ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng, đồng thời không phá giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp và mất ổn định thị trường.

Thủ tướng yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông trên cơ sở xây dựng, bổ sung, sửa đổi, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông phù hợp với việc phát triển nhanh chóng của các công nghệ và dịch vụ.

Các hãng viễn thông sẽ phải tăng cường công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực chất lượng dịch vụ thông qua việc tiến hành công bố, hợp chuẩn, hợp quy, kiểm định, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính một cách nghiêm minh và kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân.

Kiểm soát chặt chẽ việc tích luỹ tài nguyên viễn thông

Quy hoạch nhấn mạnh sẽ phải bảo đảm việc phân bổ, chuyển nhượng tài nguyên viễn thông một cách công khai, công bằng và minh bạch, đáp ứng yêu cầu hình thành một thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh. Kiểm soát chặt chẽ việc tích luỹ tài nguyên viễn thông, đặc biệt là tần số vô tuyến điện thông qua việc mua bán, sáp nhập, chuyển giao các doanh nghiệp viễn thông để tránh việc phá vỡ quy hoạch tài nguyên viễn thông và giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường.

Sẽ áp dụng cơ chế thị trường như đấu giá, thi tuyển, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số, kho số viễn thông, tên miền, địa chỉ Internet, nhằm lựa chọn được các doanh nghiệp có đủ năng lực kinh tế, tài chính, kỹ thuật, lao động tham gia thị trường và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên viễn thông.

Đặc biệt, từ nay đến năm 2014 sẽ từng bước nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và từ năm 2015 xem xét triển khai dịch vụ viễn thông di động băng rộng thế hệ tiếp theo tại các băng tần mới đã được quy hoạch phù hợp với xu hướng chung của thế giới và điều kiện phát triển cụ thể của Việt Nam.

Từ năm 2020 xem xét việc sắp xếp lại các băng tần hiện dùng, cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 2, phát thanh, truyền hình tương tự mặt đất để sử dụng cho hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo.

Theo Dân Trí


Link to full article

Amazon Cloud Player nâng cấp nhạc lên 256 Kb/giây

Kho nhạc cũ của người dùng có thể được tự động nhận diện và nâng cấp lên chuẩn 256 Kb/giây.

>> 30% người mua hàng trên mạng tìm đến Amazon
>> Amazon thu về 12.83 tỷ USD, lãi 107 triệu USD trong Quý II/2012
>> Tứ đại gia sẽ bắt tay thành lập hiệp hội Internet
>> CEO Amazon từng cọ nhà bếp cho McDonald
>> Amazon vừa đạt thỏa thuận mới với Warner Brothers

Dịch vụ Cloud Player tính phí theo lượng bài hát.

Dịch vụ Cloud Player tính phí theo lượng bài hát.

Amazon vừa nâng cấp dịch vụ chơi nhạc trên mây của mình với một số tính năng nổi bật để cái thiện chất lượng âm thanh và thời gian truy xuất.

Theo đó, người dùng có thể lựa chọn nâng cấp kho nhạc cũ của mình đã được tải lên đám mây. Hệ thống sau đó sẽ mất một thời gian ngắn để quét và nhận diện bài hát đang có của khách hàng và tự động nâng cấp lên chuẩn MP3 256 Kb/giây. Đây cũng sẽ là chất lượng của những ca khúc mới được đưa vào đám mây.

Ngoài ra, các bản nhạc được mua từ Amazon MP3 Store cũng sẽ được đồng bộ trực tiếp với Cloud Player. Trong khi đó, những bài hát đã được đưa lên Cloud Drive sẽ được chuyển vào mục “Archived Music” và sẽ không tính vào số lượng ca khúc Cloud Player đang có.

Người dùng miễn phí được quyền sử dụng 250 ca khúc trong Cloud Player và phải trả một khoản phí 25 USD để nâng cấp giới hạn này lên 250.000.

Theo Sohoa


Link to full article

Đánh giá game: Spell force 2 Faith in Destiny – Sự trở lại bất thành

Năm 2004, chúng ta từng được thưởng thức Spell Force, một trò chơi khá thành công thể loại game lai giữa chiến thuật và nhập vai. Game thể hiện rất tốt, cũng như thu hút được nhiều fan hâm mộ ủng hộ do sự sáng tạo, đột phá của sản phẩm. Năm 2006, phiên bản Spell Force 2: Shadow Wars thậm chí còn hoàn mĩ và thành công hơn. Và sau 4 năm chờ đợi, cuối cùng thì chúng ta cũng được một lần nữa trải nghiệm sự kết hợp độc đáo với Spell Force 2: Faith in Destiny.

>> Đánh giá game: Prince of Persia – Warrior Within
>> Những game offline hấp dẫn trong tháng 8
>> Giới thiệu game: Medal of Honor Warfighter – Cuộc chiến toàn cầu
>> Giới thiệu game: PES 2013 – Không chịu lép vế
>> Giới thiệu game: Dead space 3 – Địa ngục lạnh giá


Trailer.

Vậy nhưng dù điều người hâm mộ mong muốn là một bản sequel nối tiếp với lối chơi cùng nền đồ họa mới xứng tầm nextgen hơn, thế nhưng Spell Force 2: Faith in Destiny chỉ là một bản mở rộng độc lập khác sau Dragon Storm nhằm tiếp nối, cũng như làm sáng tỏ các sự kiện xảy ra trong phiên bản trước đó. Kết quả là người chơi mới nhanh chóng bị ngợp bởi một rừng những thông tin dày đặc màn hình nói về những cái tên, các sự kiện “vô cùng quan trọng” cùng một cánh cổng dịch chuyển cũng “cực kì quan trọng” mà người chơi không hiểu đó là gì.

Phần cốt truyện của game cũng không khá hơn là bao bởi nó khá sến và khiên cưỡng. Bốn năm trôi qua sau khi Shaper bị đánh bại và cánh cổng nối tới hòn đảo của thế giới bỗng nhiên bị hỏng và các bộ não kiệt xuất đến từ mọi chủng tộc… không biến cách sửa. Cùng lúc đó lại có một chủng tộc quỉ dữ mang tên “Nameless” thoải mái hoành hành khắp nơi mà không bị trừng phạt. Thế là mọi rắc rối đổ hết lên bờ vai người chơi, trong vai Shaikan để giải quyết những điều đó, đồng thời tìm hiểu tại sao anh lại bị ám ảnh bởi những giấc mơ kinh khủng.

Cử động nhân vật đáng lẽ phải được cải tiến, chau chuốt thêm theo thời gian thì lại cứng hơn, thụt lùi so với các phiên bản trước. Khả năng tùy chỉnh nhân vật của game cũng vô cùng hạn chế cho nhân vật Shaikan nam khi bạn chỉ có thể đặt tên và chọn một trong số nhưng khuôn mặt có sẵn.

May mắn là gameplay của Spell Force vẫn cuốn hút như mọi khi, cảm giác được tung hoành khắp nơi, thu lượm đồ đạc, khám phá các skill mới, phát triển nhân vật như Diablo. Rồi lại tung đoàn quân nhỏ đi chiến đấu, thu thập tài nguyên như Age of Empires thật sự rất cuốn hút. Cây skill được chia làm 3 nhánh, cho phép người chơi lựa chọn một cách linh hoạt. Các loại đồ bạn có thể thu nhặt cũng tăng đáng kể cũng như bạn có thể tùy chỉnh trang bị cho hai người bạn AI đồng hành.


Gameplay.

Bên cạnh việc xây dựng nhân vật, bạn còn phải tìm và xây dựng căn cứ trên một trong bốn bản đồ chiến dịch. Công việc này được khá đơn giản và quen thuộc. Hầu hết thời gian bạn xây dựng căn cứ, sản dân để khai thác tài nguyên. Sau đó xây dựng quân đội để đưa đi chinh phạt. Công đoạn này đã được tinh giản để bạn không phải quá phân tâm khi phải điều khiển luôn cả hero trong trận chiến. Nhìn chung gameplay vẫn giữ được sự cuốn hút như trước khi kết hợp giữa RPG và RTS đúng chất Spell Force.

Nhưng thật khó hiểu là trong một tựa game đòi hỏi khả năng điều khiển nhanh cho cả RPG và RTS như thế này mà các phím hotkey vốn rất quan trọng lại cực kì thiếu thốn, việc này khiến cho qui trình combat của bạn chở nên vô cùng rườm rà. Mỗi khi chạm chán quân địch bạn lại phải click chuột lần lượt vào hero của mình, rồi lại vào thanh hotbar để chọn skill.

Sẽ còn khủng khiếp và ức chế hơn khi bạn phải thực hiện qui trình này cho cả đồng đội. May mắn là việc quản lí quân lính dễ dàng và khoa học hơn rất nhiều. Ngoài ra bạn có thể cho hero của mình cưỡi rồng, một tính năng rất đang hoan nghênh dù chưa thực sự được như mong đợi và mang nặng tính hình ảnh hơn là bổ sung về gameplay.

Đồ họa của game thì quả đúng như lo ngại, rất lỗi thời do đây chỉ là một bản mở rộng độc lập. Spell Force 2 có thể từng là một tựa game có đồ họa ưa nhìn khi nó mới ra mắt. Nhưng đến thời điểm của Faith in Destiny thì qua thật nó đã quá lỗi thời, thậm chí còn đầy răng cưa nữa. Game cung cấp tùy chọn cho bạn camera góc nhìn người thứ ba nhưng tính năng này cũng không thực sự hữu ích bởi yếu tố RTS của game vẫn rất quan trọng nên việc đặt camera như vậy sẽ tạo nên một sự cản trở không cần thiết.

Bên cạnh phần chơi đơn khá ngắn với chỉ có bốn chiến dịch thì phần chơi mạng lại được xây dựng tương đối tốt. Hỗ trợ 6 người cùng tham chiến với nhau cho cả chơi LAN lẫn chơi online, cùng với bộ công cụ vô cùng phong phú cho phép bạn tự tạo ra các bản đồ chơi mạng rồi chia sẻ nó với cộng đồng.

Bổ sung thêm một chủng tộc mới là Nameless và chế độ chơi mới là Domination với nhiệm vụ chiếm và kiểm soát cứ điểm. Nếu có một điểm trừ thì đó chỉ là yếu tố RPG hơi lép vế so với hàng loạt sự bổ sung, cải tiến từ chế độ RTS. Tuy nhiên điều đó lại thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ trận đấu.

Tổng kết lại, dù có bổ sung thêm những cải tiến thú vị cho mục chơi mạng, cùng gameplay vẫn giữ nguyên được “chất” RPG lai RTS đầy cuốn hút, song việc nảy sinh thêm những nhược điểm mới đến từ hệ thống hotkey, cốt truyện chán chường cùng hình âm lỗi thời cũng như phần chơi đơn quá ngắn đã làm game mất điểm. Có lẽ nếu bạn là người chơi mới thì quay lại với bạn Spell Force 2 hoặc Spell Force 2: Shadow Wars sẽ là hợp lí hơn nếu muốn tìm hiểu về cốt truyện, còn nếu bạn là Fan của Spell Force thì cũng có thể thử qua Faith in Destiny để trải nghiệm những thay đổi mới về cảnh quan của game.

Theo GameK


Link to full article

Infographic: So sánh tính năng giữa 3 nền tảng di động hàng đầu

iOS 6, Android 4.1 và Windows Phone 8 đều là những bản hệ điều hành mới nhất hiện nay dành cho di động, 2 trong số 3 cái tên nói trên thậm chí còn chưa có bản chính thức nhưng thông qua các bản beta, trang RedmondPie đã tổng hợp lại các chức năng hiện có của chúng và làm nên bảng so sánh dưới đây.

>> iOS 6 beta không thể khởi động nếu máy quá nhiều ứng dụng
>> Android 4.1 Jelly Bean SDK chính thức được phát hành
>> Windows Phone 8 sẽ có tính năng sửa lỗi chính tả
>> Rò rỉ một loạt thông tin về Windows Phone 8 SDK và Windows 8
>> Jelly Bean được đánh giá cao về bảo mật

 iOS 6, Android 4.1 và WP8

iOS 6, Android 4.1 và WP8

Mời các bạn xem qua.

Bấm vào hình để xem ở kích thước lớn

Xem bản gốc bằng tiếng anh tại đây

Theo Tinh Tế


Link to full article

Facebook App Center chính thức “khai trương” toàn cầu

Người dùng Facebook toàn cầu hiện có thể truy cập kho ứng dụng Facebook App Center dễ dàng trên phạm vi toàn thế giới.

>> Facebook chính thức mở cửa App Center cho người dùng
>> Vì sao Facebook App Center ra đời?
>> Facebook công bố ứng dụng App Center cho smartphone
>> Facebook vận hành hệ thống thanh toán mới
>> Facebook chuyển sang giao diện Timeline vào cuối năm nay

Kho ứng dụng trên Facebook

Kho ứng dụng trên Facebook

Facebook đã chính thức triển khai kho ứng dụng App Center của mình trên khắp thế giới, giúp mọi thành viên Facebook có thể truy cập tại bất cứ đâu trên thế giới.

Mạng xã hội lớn nhất hiện tại khẳng định kho ứng dụng mới khai trương sẽ là địa chỉ cung cấp nhiều phần mềm, ứng dụng độc đáo miễn phí hoặc trả phí và tương thích tốt với chuẩn web HTML5.

Facebook App Center sẽ hỗ trợ người dùng dễ dàng truy cập cả trên thiết bị di động và phiên bản web. Hiện tại, Facebook đã xây dựng được một hệ thống ứng dụng phong phú trên kho riêng của mình, thậm chí cả ứng dụng Olympic chính thức cũng được phân phối tại đây.

Hiện tại, khi người dùng truy cập Facebook trên trang web, người dùng có thể click biểu tượng “App Center” bên thanh sidebar bên trái màn hình hoặc truy cập vào địa chỉ: www.facebook.com/appcenter

Theo Điện Tử Tiêu Dùng

 


Link to full article

Popular Posts