Các nhà nghiên cứu đang hy vọng sử dụng các mạng xã hội như Facebook để hạn chế hút thuốc lá và các hành vi không lành mạnh khác.
>> Adobe: Tầm ảnh hưởng của Facebook đến các thương hiệu tăng 338%
>> 85% người Mỹ ghét quảng cáo chính trị trên Facebook
>> Olympics 2012 trở thành thế vận hội “truyền thông xã hội” đầu tiên
>> Stalkbook – Tên “gián điệp” đằng sau trang Facebook của bạn
>> Tìm lại được vợ con thông qua Facebook

Facebook có thể giúp chúng ta bỏ được những thói quen xấu
Sức mạnh của mạng xã hội tới hành vi
Facebook đang trở thành một công cụ rất hữu ích để gắn kết mọi người. Với Facebook người dùng có thể giữ liên lạc với bạn bè ở xa và chia sẻ những hình ảnh cũng như tin tức của mình tới nhiều người khác. Bên cạnh những lợi ích “nhìn thấy ngay” được đó, một bài báo gần đây còn chỉ ra rằng sức mạnh của các mạng xã hội có thể được khai thác để khiến con người bỏ được những thói quen xấu, ví dụ như hút thuốc lá.
Thomas Valente, người đứng đầu chương trình y tế công của trường đại học Nam California là tác giả của bài báo, được xuất bản trên tạp chí khoa học Science đó. Trong bài viết, Valente đánh giá những gì mà các nhà nghiên cứu tìm hiểu được về cái gọi là “những sự can thiệp của mạng xã hội”, những nỗ lực khơi dậy hoặc ngăn chặn một số hành vi nhất định bằng cách tận dụng sức mạnh của mạng xã hội. Nói cách khác, “ươm mầm” hoặc “tiêu diệt” hành vi tại nút A và chờ nó mở rộng tới B và sau đó là tới Z (hoàn thành) dựa vào mạng xã hội.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin The Daily Beast, Valente đã miêu tả: “Nếu chúng ta có thể quét tất cả các bức ảnh mà ai đó có trên tài khoản Facebook, và chúng ta thấy rằng có một số người hút thuốc còn một số người không. Sau đó chúng ta có thể tìm ra cách châm ngòi cho các cuộc nói chuyện trên Facebook với nội dung kiểu như ‘Nhìn kìa, bạn đang hút thuốc, còn bạn của bạn thì không. Bạn có thể nghĩ rằng nhiều người bạn của mình ủng hộ việc hút thuốc nhưng có lẽ không phải như vậy’ để gây ảnh hưởng tới người hút thuốc”.
Tất nhiên, từ lâu các nhà tâm lý xã hội đã biết rằng các mạng xã hội có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với mỗi người, hành vi của những người bạn có thể gây ảnh hưởng lớn tới chúng ta. Nhưng chỉ bây giờ với sự bùng nổ của các mạng xã hội như Facebook và Twitter, đã tạo ra hàng terabyte (TB) dữ liệu hữu ích, thì các nhà nghiên cứu mới sẵn sàng khai thác sức mạnh của các mạng xã hội này.
Valente cho biết: “Chúng ta đã biết rất nhiều về hành vi của con người như cách chúng diễn ra, cách làm ảnh hưởng và thay đổi những hành vi đó. Và bây giờ chúng ta có những nền tảng mới nơi chúng ta muốn đưa những lý thuyết và ý tưởng đó vào thực tế”.
Nguy cơ xâm phạm riêng tư
Tuy nhiên, Valente thừa nhận rằng ông và các công sự của mình không phải là những người đầu tiên đang cố gắng thay đổi hành vi của con người thông qua các mạng xã hội: “Các nhà tiếp thị đã đang làm như vậy và chúng tôi chỉ đang cố gắng để theo kịp họ”. Bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn khi bán sản phẩm thay vì ngăn cho mọi người dừng hút thuốc. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các nhà tiếp thị đang cố gắng để có thể tận dụng các mạng xã hội như Facebook để quảng bá cho sản phẩm của mình.
Có một nhược điểm chung cho những kiểu can thiệp như chống hút thuốc là nguy cơ xâm phạm tới quyền riêng tư của người dùng.
Valente lưu ý rằng các nguyên tắc đạo đức đã khiến cho các nhà khoa học không tiết lộ thông tin cá nhân người dùng mà không có được sự đồng thuận trước đó của họ. Tuy nhiên, ông Valente cũng nhanh chóng chỉ ra rằng: “Luôn có một cái gọi là ảo tưởng về quyền riêng tư, bởi vì rất ít người sống trong một thế giới hoàn toàn riêng tư”. Nói cách khác, các nhà nghiên cứu sẽ dễ dàng xác định vị trí một người nào đó trong một mạng xã hội. Và trong thế giới trực tuyến, hầu hết mọi người đều tự nguyện chia sẻ những thông tin đó.
Hy vọng của Valente là những can thiệp của mạng xã hội không chỉ dập tắt những hành vi có hại cho sức khỏe mà còn thay đổi được cách con người đánh giá một hành vi. Về lâu dài, có thể giúp mọi người có được phản ứng “lảng tránh” đối với những hành vi tiêu cực, không lành mạnh.
Theo ICTnews
Link to full article
No comments:
Post a Comment