Wednesday, August 1, 2012

Ca sĩ Mỹ Tâm có kênh riêng trên Youtube

“Họa mi tóc nâu” trở thành ca sĩ đầu tiên của Việt Nam trở thành đối tác của kênh chia sẻ video lớn nhất thế giới.

>> YouTube đầu tư thêm 200 triệu USD sản xuất kênh quảng cáo trả phí
>> YouTube khuyến khích người dùng sử dụng tên thật
>> Youtube cho phép làm mờ khuôn mặt với 1 cú click chuột
>> YouTube trở thành kênh thời sự lớn
>> Con số 301 lượt xem bí ẩn trên YouTube

Kênh chia sẻ video của Mỹ Tâm trên Youtube.

Kênh chia sẻ video của Mỹ Tâm trên Youtube.

Ca sĩ Mỹ Tâm vừa chính thức xác nhận với báo giới, cô là “sao Việt” đầu tiên chính thức trở thành đối tác của trang web Youtube.

“Tôi vừa được biết tin và muốn chia sẻ niềm vui này đến tất cả các bạn. Cám ơn sự quan tâm của tất cả khán giả trong và ngoài nước, nhất là hàng trăm ngàn thành viên tích cực trong fanclub và fanpage, đối với những sản phẩm âm nhạc mà tôi phát hành. Chính nhờ điều này mà Mytamtube mới chính thức được trở thành đối tác Việt Nam của trang Youtube toàn cầu”, Mỹ Tâm chia sẻ.

Nữ ca sĩ hy vọng, thông qua kênh video riêng này, khán giả các nước khác sẽ biết đến hình ảnh và âm nhạc của Việt Nam nhiều hơn. Đồng thời, ê kíp của cô có thể loại bỏ những MV kém chất lượng để mọi người được thưởng thức những MV có chất lượng tốt nhất. Mỹ Tâm hứa hẹn sẽ tiếp tục cố gắng phát huy sự sáng tạo để mang đến những sản phẩm hay hơn nữa trong thời gian tới.

Mỹ Tâm cho biết, để trở thành đối tác của Youtube, cô phải đảm bảo được khá nhiều yêu cầu gắt gao. Các video clip được phát trên kênh Mytamtube phải do chính cô thực hiện, có chất lượng cao và phải thường xuyên được cập nhật. Bên cạnh đó, các clip này phải thu hút được lượt xem và lượng người đăng ký theo dõi vào loại cao. Một điều quan trọng nữa là các MV phải chứng minh được chủ sở hữu về bản quyền âm nhạc lẫn hình ảnh. Gần đây, MV Chuyện như chưa bắt đầu của Mỹ Tâm là ví dụ điển hình cho việc cô đáp ứng được những yêu cầu từ phía Youtube. Sau một tháng ra mắt, MV thu hút hơn một triệu lượt xem.

Kênh Youtube của Mỹ Tâm sẽ có những ưu đãi đặc biệt. Họ sẽ giám hộ và bảo vệ quyền tác giả trên trang cho “họa mi tóc nâu”. Mỹ Tâm cũng sẽ nhận được khoản lợi nhuận từ quảng cáo trên các video của mình cũng như các nguồn khác. Tuy nhiên, chi tiết về những khoản thu nhập này không được công bố.

Việc các ngôi sao quốc tế có một kênh Youtube chính thức cho riêng mình là điều bình thường. Thế nhưng, ở Việt Nam, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là trong tình hình nền âm nhạc trong nước đang hướng đến sự chuyên nghiệp.

Trước khi Mỹ Tâm chính thức chia sẻ về thông tin này, vài ngày trước, fanclub của cô đã bày tỏ niềm vui sướng trên các trang mạng xã hội. Họ thay nhau chia sẻ đường link lẫn thông tin về kênh youtube của thần tượng cùng niềm tự hào lớn.

Theo Ngoisao


Link to full article

MSI giới thiệu card đồ họa GeForce GTX 680 Twin Frozr III 4GB

MSI vừa giới thiệu 1 phiên bản 4GB thuộc dòng GeForce GTX 680 Twin Frozr model N680GTX Twin Frozr 4GD5 với mức giá cao hơn bản 2GB 15% đến 25%, dự đoán khoảng 599$.

>> MSI giới thiệu card đồ họa N680GTX Twin Frozr 2GD5/OC
>> MSI Radeon HD 7970 Lightning xuất hiện
>> MSI giới thiệu dòng card đồ họa tầm trung MSI R7800
>> Card đồ họa MSI R7700: mạnh hơn, mát hơn
>> Card đồ họa gắn ngoài MSI GUS II cho laptop Thunderbolt

MSI NVIDIA GeForce GTX 680 Twin Frozr III 4GB

MSI NVIDIA GeForce GTX 680 Twin Frozr III 4GB

MSI NVIDIA GeForce GTX 680 Twin Frozr III 4GB có tốc độ xung nhân là 1006Mhz, xung boots là 1058MHz, khi bật chế độ OC thì tốc độ xung nhân và xung boots sẽ là 1058/ 1124MHz. Card được trang bị 4GB bộ nhớ GDDr5 với giao tiếp bộ nhớ 256bit, dùng tốc độ 1502Mhz (hiệu dụng 6008MHz).

Tản nhiệt Twin Frozr III

Tản nhiệt Twin Frozr III

Card dùng thiết kế tản nhiệt Twin Frozr III nổi tiếng của mình (từng sử dụng trong 1 số dòng câu cấp). So với phiển bản làm mát chuẩn, Twin Frozr III cung cấp luồng không khí nhiều hơn 20% so với thiết kế fan truyền thống. Với công nghiệp SuperPipe cùng 2 fan cánh vịt độc đáo, nhiệt độ card sẽ giảm đến 22° cùng độ ồn giảm đến 10,2dB.

1 góc nhìn khác GTX680 4GB

1 góc nhìn khác GTX680 4GB

MSI GeForce GTX 680 Twin Frozr III 4GB cũng được trang bị kèm theo các tụ điện rắn có khả năng xài ổn định đến 10 năm. Ngõ xuất hình bao gồm 2 cổng DVI + 1 cổng HDMI + 1 cổng Display-Port.

Yêu cầu 2 đầu nguồn 6pin

Yêu cầu 2 đầu nguồn 6pin

Card đồ họa yêu cầu 2 đầu nguồn PCI-e 6pin. Dự đoán GeForce GTX 680 Twin Frozr III 4GB sẽ có giá cao hơn 15% đến 25% so với phiên bản GTX680 2GB của hãng: 599$

Ngõ xuất hình: 2 cổng DVI + 1 cổng HDMI + 1 cổng DisplayPort

Ngõ xuất hình: 2 cổng DVI + 1 cổng HDMI + 1 cổng DisplayPort

Vài thông số cơ bản của MSI GTX680 Twin Frozr III 4GB:

Graphics EngineGeForce GTX 680
InterfacePCI Express x16 3.0
Memory TypeGDDR5
Memory Size(MB)4096
Memory Interface256 bits
Core Clock Speed(MHz)1058 (Boost Clock: 1124)
Memory Clock Speed(MHz)6008 (3004×2)
Memory Bandwidth(GB/sec)N/A
Texture Fill Rate(billion/sec)N/A
DVI Output2
D-SUB OutputN/A
HDMI-Output1
Mini HDMI-OutputN/A
DisplayPort1
Mini DisplayPortN/A
TV-OutputN/A
VIVO(Video-in/out)N/A
HDTV SupportN/A
HDCP SupportY
HDMI SupportY
Dual-link DVIY
Display Output (Max Resolution)2560×1600
RAMDACs400
DirectX Version Support11
OpenGL Version Support4.2
CrossFire SupportN/A
SLI SupportY
3-way SLIY
HyperMemory Tech.N/A
TurboCache tech.N/A
Card Dimension(mm)270x129x38.75 mm
WeightN/A

 

Theo Videocardz


Link to full article

Nhà mạng sẽ phải giảm chi phí, hạ giá thành dịch vụ viễn thông

Theo Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020, sẽ giảm chi phí, hạ giá thành dịch vụ viễn thông với giá cước hợp lý. Tuy nhiên, sẽ từng bước điều chỉnh giá cước các dịch vụ hiện nay còn thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các DN.

>> Thủ tướng ra quy hoạch phải có ít nhất 3 mạng di động để cạnh tranh
>> Bộ TT&TT: Không để các doanh nghiệp viễn thông lớn “bắt tay” tăng cước
>> Bắt đầu trưng cầu dân ý về chuyển mạng giữ nguyên số
>> Kịch bản nào cho mạng di động nhỏ?
>> Sắp “bơm” thêm 20 triệu số di động 09x ra thị trường

Không tăng giá quá mức, không phá giá thị trường

Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã có những quy định định hướng phát triển dịch vụ. Theo đó, các nhà mạng phát triển các dịch vụ viễn thông mới phải phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mạng viễn thông đã được đầu tư.

Phổ cập các dịch vụ viễn thông công ích một cách hiệu quả trên cơ sở tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại các vùng công ích và hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

Bảo đảm cung cấp dịch vụ điện thoại cố định cho cơ quan Đảng, nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị – xã hội trên phạm vi cả nước. Việc cung cấp dịch vụ điện thoại cố định cho người dân được thực hiện theo cơ chế thị trường tại các đô thị, vùng đồng bằng và theo cơ chế viễn thông công ích tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh việc triển khai dịch vụ thông tin di động và dịch vụ Internet băng rộng đến mọi vùng miền, hộ gia đình và người dân trên cả nước.

Giảm chi phí và giá thành là mục tiêu hàng đầu

Giảm chi phí và giá thành là mục tiêu hàng đầu

Thủ tướng quyết định trong gian đoạn đến năm 2020, các nhà mạng phải giảm chi phí, hạ giá thành để cung cấp dịch vụ viễn thông với giá cước hợp lý phù hợp với điều kiện thu nhập của người dân. Tuy nhiên, các hãng sẽ đồng thời từng bước điều chỉnh giá cước các dịch vụ hiện nay còn thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Tuy vậy, sẽ kiểm soát chặt chẽ giá thành, cập nhật giá cước trung bình của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế để quản lý giá cước theo nguyên tắc tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp, bảo đảm bình ổn giá, không tăng giá quá mức ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng, đồng thời không phá giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp và mất ổn định thị trường.

Thủ tướng yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông trên cơ sở xây dựng, bổ sung, sửa đổi, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông phù hợp với việc phát triển nhanh chóng của các công nghệ và dịch vụ.

Các hãng viễn thông sẽ phải tăng cường công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực chất lượng dịch vụ thông qua việc tiến hành công bố, hợp chuẩn, hợp quy, kiểm định, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính một cách nghiêm minh và kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân.

Kiểm soát chặt chẽ việc tích luỹ tài nguyên viễn thông

Quy hoạch nhấn mạnh sẽ phải bảo đảm việc phân bổ, chuyển nhượng tài nguyên viễn thông một cách công khai, công bằng và minh bạch, đáp ứng yêu cầu hình thành một thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh. Kiểm soát chặt chẽ việc tích luỹ tài nguyên viễn thông, đặc biệt là tần số vô tuyến điện thông qua việc mua bán, sáp nhập, chuyển giao các doanh nghiệp viễn thông để tránh việc phá vỡ quy hoạch tài nguyên viễn thông và giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường.

Sẽ áp dụng cơ chế thị trường như đấu giá, thi tuyển, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số, kho số viễn thông, tên miền, địa chỉ Internet, nhằm lựa chọn được các doanh nghiệp có đủ năng lực kinh tế, tài chính, kỹ thuật, lao động tham gia thị trường và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên viễn thông.

Đặc biệt, từ nay đến năm 2014 sẽ từng bước nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và từ năm 2015 xem xét triển khai dịch vụ viễn thông di động băng rộng thế hệ tiếp theo tại các băng tần mới đã được quy hoạch phù hợp với xu hướng chung của thế giới và điều kiện phát triển cụ thể của Việt Nam.

Từ năm 2020 xem xét việc sắp xếp lại các băng tần hiện dùng, cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 2, phát thanh, truyền hình tương tự mặt đất để sử dụng cho hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo.

Theo Dân Trí


Link to full article

Amazon Cloud Player nâng cấp nhạc lên 256 Kb/giây

Kho nhạc cũ của người dùng có thể được tự động nhận diện và nâng cấp lên chuẩn 256 Kb/giây.

>> 30% người mua hàng trên mạng tìm đến Amazon
>> Amazon thu về 12.83 tỷ USD, lãi 107 triệu USD trong Quý II/2012
>> Tứ đại gia sẽ bắt tay thành lập hiệp hội Internet
>> CEO Amazon từng cọ nhà bếp cho McDonald
>> Amazon vừa đạt thỏa thuận mới với Warner Brothers

Dịch vụ Cloud Player tính phí theo lượng bài hát.

Dịch vụ Cloud Player tính phí theo lượng bài hát.

Amazon vừa nâng cấp dịch vụ chơi nhạc trên mây của mình với một số tính năng nổi bật để cái thiện chất lượng âm thanh và thời gian truy xuất.

Theo đó, người dùng có thể lựa chọn nâng cấp kho nhạc cũ của mình đã được tải lên đám mây. Hệ thống sau đó sẽ mất một thời gian ngắn để quét và nhận diện bài hát đang có của khách hàng và tự động nâng cấp lên chuẩn MP3 256 Kb/giây. Đây cũng sẽ là chất lượng của những ca khúc mới được đưa vào đám mây.

Ngoài ra, các bản nhạc được mua từ Amazon MP3 Store cũng sẽ được đồng bộ trực tiếp với Cloud Player. Trong khi đó, những bài hát đã được đưa lên Cloud Drive sẽ được chuyển vào mục “Archived Music” và sẽ không tính vào số lượng ca khúc Cloud Player đang có.

Người dùng miễn phí được quyền sử dụng 250 ca khúc trong Cloud Player và phải trả một khoản phí 25 USD để nâng cấp giới hạn này lên 250.000.

Theo Sohoa


Link to full article

Đánh giá game: Spell force 2 Faith in Destiny – Sự trở lại bất thành

Năm 2004, chúng ta từng được thưởng thức Spell Force, một trò chơi khá thành công thể loại game lai giữa chiến thuật và nhập vai. Game thể hiện rất tốt, cũng như thu hút được nhiều fan hâm mộ ủng hộ do sự sáng tạo, đột phá của sản phẩm. Năm 2006, phiên bản Spell Force 2: Shadow Wars thậm chí còn hoàn mĩ và thành công hơn. Và sau 4 năm chờ đợi, cuối cùng thì chúng ta cũng được một lần nữa trải nghiệm sự kết hợp độc đáo với Spell Force 2: Faith in Destiny.

>> Đánh giá game: Prince of Persia – Warrior Within
>> Những game offline hấp dẫn trong tháng 8
>> Giới thiệu game: Medal of Honor Warfighter – Cuộc chiến toàn cầu
>> Giới thiệu game: PES 2013 – Không chịu lép vế
>> Giới thiệu game: Dead space 3 – Địa ngục lạnh giá


Trailer.

Vậy nhưng dù điều người hâm mộ mong muốn là một bản sequel nối tiếp với lối chơi cùng nền đồ họa mới xứng tầm nextgen hơn, thế nhưng Spell Force 2: Faith in Destiny chỉ là một bản mở rộng độc lập khác sau Dragon Storm nhằm tiếp nối, cũng như làm sáng tỏ các sự kiện xảy ra trong phiên bản trước đó. Kết quả là người chơi mới nhanh chóng bị ngợp bởi một rừng những thông tin dày đặc màn hình nói về những cái tên, các sự kiện “vô cùng quan trọng” cùng một cánh cổng dịch chuyển cũng “cực kì quan trọng” mà người chơi không hiểu đó là gì.

Phần cốt truyện của game cũng không khá hơn là bao bởi nó khá sến và khiên cưỡng. Bốn năm trôi qua sau khi Shaper bị đánh bại và cánh cổng nối tới hòn đảo của thế giới bỗng nhiên bị hỏng và các bộ não kiệt xuất đến từ mọi chủng tộc… không biến cách sửa. Cùng lúc đó lại có một chủng tộc quỉ dữ mang tên “Nameless” thoải mái hoành hành khắp nơi mà không bị trừng phạt. Thế là mọi rắc rối đổ hết lên bờ vai người chơi, trong vai Shaikan để giải quyết những điều đó, đồng thời tìm hiểu tại sao anh lại bị ám ảnh bởi những giấc mơ kinh khủng.

Cử động nhân vật đáng lẽ phải được cải tiến, chau chuốt thêm theo thời gian thì lại cứng hơn, thụt lùi so với các phiên bản trước. Khả năng tùy chỉnh nhân vật của game cũng vô cùng hạn chế cho nhân vật Shaikan nam khi bạn chỉ có thể đặt tên và chọn một trong số nhưng khuôn mặt có sẵn.

May mắn là gameplay của Spell Force vẫn cuốn hút như mọi khi, cảm giác được tung hoành khắp nơi, thu lượm đồ đạc, khám phá các skill mới, phát triển nhân vật như Diablo. Rồi lại tung đoàn quân nhỏ đi chiến đấu, thu thập tài nguyên như Age of Empires thật sự rất cuốn hút. Cây skill được chia làm 3 nhánh, cho phép người chơi lựa chọn một cách linh hoạt. Các loại đồ bạn có thể thu nhặt cũng tăng đáng kể cũng như bạn có thể tùy chỉnh trang bị cho hai người bạn AI đồng hành.


Gameplay.

Bên cạnh việc xây dựng nhân vật, bạn còn phải tìm và xây dựng căn cứ trên một trong bốn bản đồ chiến dịch. Công việc này được khá đơn giản và quen thuộc. Hầu hết thời gian bạn xây dựng căn cứ, sản dân để khai thác tài nguyên. Sau đó xây dựng quân đội để đưa đi chinh phạt. Công đoạn này đã được tinh giản để bạn không phải quá phân tâm khi phải điều khiển luôn cả hero trong trận chiến. Nhìn chung gameplay vẫn giữ được sự cuốn hút như trước khi kết hợp giữa RPG và RTS đúng chất Spell Force.

Nhưng thật khó hiểu là trong một tựa game đòi hỏi khả năng điều khiển nhanh cho cả RPG và RTS như thế này mà các phím hotkey vốn rất quan trọng lại cực kì thiếu thốn, việc này khiến cho qui trình combat của bạn chở nên vô cùng rườm rà. Mỗi khi chạm chán quân địch bạn lại phải click chuột lần lượt vào hero của mình, rồi lại vào thanh hotbar để chọn skill.

Sẽ còn khủng khiếp và ức chế hơn khi bạn phải thực hiện qui trình này cho cả đồng đội. May mắn là việc quản lí quân lính dễ dàng và khoa học hơn rất nhiều. Ngoài ra bạn có thể cho hero của mình cưỡi rồng, một tính năng rất đang hoan nghênh dù chưa thực sự được như mong đợi và mang nặng tính hình ảnh hơn là bổ sung về gameplay.

Đồ họa của game thì quả đúng như lo ngại, rất lỗi thời do đây chỉ là một bản mở rộng độc lập. Spell Force 2 có thể từng là một tựa game có đồ họa ưa nhìn khi nó mới ra mắt. Nhưng đến thời điểm của Faith in Destiny thì qua thật nó đã quá lỗi thời, thậm chí còn đầy răng cưa nữa. Game cung cấp tùy chọn cho bạn camera góc nhìn người thứ ba nhưng tính năng này cũng không thực sự hữu ích bởi yếu tố RTS của game vẫn rất quan trọng nên việc đặt camera như vậy sẽ tạo nên một sự cản trở không cần thiết.

Bên cạnh phần chơi đơn khá ngắn với chỉ có bốn chiến dịch thì phần chơi mạng lại được xây dựng tương đối tốt. Hỗ trợ 6 người cùng tham chiến với nhau cho cả chơi LAN lẫn chơi online, cùng với bộ công cụ vô cùng phong phú cho phép bạn tự tạo ra các bản đồ chơi mạng rồi chia sẻ nó với cộng đồng.

Bổ sung thêm một chủng tộc mới là Nameless và chế độ chơi mới là Domination với nhiệm vụ chiếm và kiểm soát cứ điểm. Nếu có một điểm trừ thì đó chỉ là yếu tố RPG hơi lép vế so với hàng loạt sự bổ sung, cải tiến từ chế độ RTS. Tuy nhiên điều đó lại thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ trận đấu.

Tổng kết lại, dù có bổ sung thêm những cải tiến thú vị cho mục chơi mạng, cùng gameplay vẫn giữ nguyên được “chất” RPG lai RTS đầy cuốn hút, song việc nảy sinh thêm những nhược điểm mới đến từ hệ thống hotkey, cốt truyện chán chường cùng hình âm lỗi thời cũng như phần chơi đơn quá ngắn đã làm game mất điểm. Có lẽ nếu bạn là người chơi mới thì quay lại với bạn Spell Force 2 hoặc Spell Force 2: Shadow Wars sẽ là hợp lí hơn nếu muốn tìm hiểu về cốt truyện, còn nếu bạn là Fan của Spell Force thì cũng có thể thử qua Faith in Destiny để trải nghiệm những thay đổi mới về cảnh quan của game.

Theo GameK


Link to full article

Infographic: So sánh tính năng giữa 3 nền tảng di động hàng đầu

iOS 6, Android 4.1 và Windows Phone 8 đều là những bản hệ điều hành mới nhất hiện nay dành cho di động, 2 trong số 3 cái tên nói trên thậm chí còn chưa có bản chính thức nhưng thông qua các bản beta, trang RedmondPie đã tổng hợp lại các chức năng hiện có của chúng và làm nên bảng so sánh dưới đây.

>> iOS 6 beta không thể khởi động nếu máy quá nhiều ứng dụng
>> Android 4.1 Jelly Bean SDK chính thức được phát hành
>> Windows Phone 8 sẽ có tính năng sửa lỗi chính tả
>> Rò rỉ một loạt thông tin về Windows Phone 8 SDK và Windows 8
>> Jelly Bean được đánh giá cao về bảo mật

 iOS 6, Android 4.1 và WP8

iOS 6, Android 4.1 và WP8

Mời các bạn xem qua.

Bấm vào hình để xem ở kích thước lớn

Xem bản gốc bằng tiếng anh tại đây

Theo Tinh Tế


Link to full article

Facebook App Center chính thức “khai trương” toàn cầu

Người dùng Facebook toàn cầu hiện có thể truy cập kho ứng dụng Facebook App Center dễ dàng trên phạm vi toàn thế giới.

>> Facebook chính thức mở cửa App Center cho người dùng
>> Vì sao Facebook App Center ra đời?
>> Facebook công bố ứng dụng App Center cho smartphone
>> Facebook vận hành hệ thống thanh toán mới
>> Facebook chuyển sang giao diện Timeline vào cuối năm nay

Kho ứng dụng trên Facebook

Kho ứng dụng trên Facebook

Facebook đã chính thức triển khai kho ứng dụng App Center của mình trên khắp thế giới, giúp mọi thành viên Facebook có thể truy cập tại bất cứ đâu trên thế giới.

Mạng xã hội lớn nhất hiện tại khẳng định kho ứng dụng mới khai trương sẽ là địa chỉ cung cấp nhiều phần mềm, ứng dụng độc đáo miễn phí hoặc trả phí và tương thích tốt với chuẩn web HTML5.

Facebook App Center sẽ hỗ trợ người dùng dễ dàng truy cập cả trên thiết bị di động và phiên bản web. Hiện tại, Facebook đã xây dựng được một hệ thống ứng dụng phong phú trên kho riêng của mình, thậm chí cả ứng dụng Olympic chính thức cũng được phân phối tại đây.

Hiện tại, khi người dùng truy cập Facebook trên trang web, người dùng có thể click biểu tượng “App Center” bên thanh sidebar bên trái màn hình hoặc truy cập vào địa chỉ: www.facebook.com/appcenter

Theo Điện Tử Tiêu Dùng

 


Link to full article

Cuối năm nay sẽ có FIFA Online 3

Trò chơi sẽ cải tiến đáng kể trí thông minh của máy, chuyển động cầu thủ mượt hơn và chế độ chơi 5 vs 5. Bên cạnh đó là một số tin tức khác.

C9 tung trailer giới thiệu class nhân vật mới

C9 là game online 3D thể loại action RPG. Đây là sản phẩm mà NHN Games đã mất gần 3 năm phát triển và từng đứng đầu bảng những sản phẩm MMO được mong đợi nhất tại Hàn Quốc. Trò chơi sử dụng game engine tự phát triển tạo dựng nên những cảnh chiến đấu hoành tráng và môi trường game hết sức ấn tượng. Dưới đây là đoạn trailer về class nhân vật mới được update trong C9 – Berserker


Video trailer

Thần Khí Võ Lâm ra mắt gamer VHTK sáng nay

Sáng nay, NPH Tầm Tay đã chính thức mở cửa phiên bản Thần Khí Võ Lâm của Võ Hiệp Truyền Kỳ. Phiên bản này gồm có 2 big update là Thần Khí và Bộ Bộ Kinh Tâm. Sở hữu Thần Khí sẽ khiến người chơi có sức mạnh vô song, được ví như hổ mọc thêm cánh, xưng hùng bá thiên hạ.

Bộ Bộ Tâm Kinh được update trong phiên bản mới này là một phụ bản có nhiều loại Boss dành cho người chơi cấp trung và cao là chính. Mỗi người chơi hàng ngày chỉ được miễn phí 3 lần vào Phụ Bản này.

Ngoài ra, phiên bản Thần Khí Võ Lâm còn có update nhiều phụ bản mới khác, trong đó phải kể đến Bắc Đẩu Trận Phụ Bản.

Thông tin chi tiết tại: http://vohiep.com/.

Game5 xác nhận Yeah1 đồng phát hành IMBay

Trao đổi với đại diện NPH IMBay Online, nguồn tin xác nhận Yeah1 đồng phát hành sản phẩm này tại Việt Nam là thật. “Chúng tôi muốn mang lại trải nghiệm mới cho cộng đồng teen Việt khi các bạn trẻ có thể Bay mọi lúc, ngay cả khi đang lướt web cùng bạn bè. ” – đại diện này phát biểu.

Như vậy, với sự góp mặt của “nhà phát hành” mới này vào làng game Việt, sự sôi nổi của thị trường năng động này được dự đoán sẽ tăng mạnh. Các “Phi công” của Game5 và Yeah1 cùng máy chủ sẽ có dịp gặp gỡ, giao lưu và “thỉnh giáo” lẫn nhau trong cùng môi trường, nhưng sự hấp dẫn lại tăng gấp đôi.

Thông tin chi tiết tại: http://bay.game5.vn/.

Ngạo Kiếm 2 tung phiên bản mới Võ Lâm Tranh Bá

Trong phiên bản mới tháng 8, game thủ sẽ được thử sức mình với hàng loạt các tính năng nổi bật và tham gia những trận chiến quy mô lớn cùng 4 sự kiện lớn với phẩn thưởng hấp dẫn. Tính năng được mong chờ nhất đó là hệ thống kết hôn. Quá trình cầu hôn cũng khá phức tạp, sau khi cầu hôn xong, trước tiên đặt tiệc cưới và phát thiệp cưới.

Còn rất nhiều tính năng mới, những tối ưu hóa đặc biệt của phiên bản mới Ngạo Kiếm 2 muốn để dành lại cho người chơi tự mình trải nghiệm và cảm nhận. Một vùng trời mới, một trật tự mới trong thế giới Kiếm Hiệp chuẩn bị được Ngạo Kiếm 2 sắp xếp lại.

Thông tin chi tiết tại: http://ngao2.tik.vn/.

Tháng 8 Star Wars: The Old Republic cho chơi miễn phí

Theo đó, người chơi Star Wars: The Old Republic sẽ được miễn phí chơi tới cấp 50 với mọi nhân vật, được phép truy cập vào các nội dung cũng như tính năng (vẫn bị giới hạn) mới mà hãng phát hành cung cấp. Trong khi người chơi trả phí được cung cấp một lượng tiền nhất định hàng tháng, các game thủ Free-to-play sẽ được tùy chọn mua một số mặt hàng.

Vào thời điểm ra mắt trước đây, tháng 12/2011, số lượng game thủ ban đầu là 1,7 triệu người. Con số này tiếp tục giảm xuống chỉ còn 1,3 triệu vào tháng 2 và rớt xuống còn một nửa ban đầu vào tháng 6 vừa qua. Nếu tiếp tục duy trì lối phát hành và quản lý như trước, thời điểm khai tử của trò chơi được dự báo sẽ không sang tới năm 2013. Theo nhiều chuyên gia, về cơ bản có thể gọi đây là mô hình Freemium trước khi game bắt buộc phải chuyển sang miễn phí hoàn toàn vào đầu năm tới.

Thỏ ngọc đại chiến trong Dead or Alive 5

Video mới của Dead or Alive 5 giới thiệu trận đấu giữa các nhân vật nữ gợi cảm trong trang phục bikini và đeo tai thỏ.


Xem thỏ ngọc đại chiến trong Dead or Alive 5

Đây có thể được xem là chiêu cạnh tranh của Tecmo Koei sau khi Namco công bố trò chơi đối kháng Tekken Tag Tournament 2 của họ sẽ hỗ trợ hơn 100 mẫu áo tắm.

FIFA Online 3 ra mắt vào cuối năm 2012

Trò chơi sẽ do công ty EA Seoul Studio chịu trách nhiệm sản xuất chính và Nexon sẽ là nhà phân phối độc quyền. Thật ra tin tức này đã bị rò rỉ hồi đầu năm, khi kênh tài chính Bloomberg thông báo 2 công ty này đang ầm thầm chuẩn bị cho ra mắt game thương hiệu FIFA tại thị trường Châu Á.

FIFA Online 3 sẽ mang đến “trải nghiệm in-game xác thực nhất từ trước đến nay”, theo phát biểu của EA. “Game thủ sẽ được thưởng thức những cải tiến về mặt gameplay, chiến thuật, nâng cấp đồ họa, bảng chuyển nhượng mới nhất – bao gồm 15.000 cầu thủ trên khắp thế giới đến từ 30 giải đấu và 40 đội tuyển quốc gia.”

FIFA Online 3 dự kiến ra mắt trong năm 2012.

Theo GameK/Gamethu


Link to full article

“Chất lượng Nexus 7 không thể so sánh với iPad”

Mới đây, trang đánh giá thiết bị phổ biến Consumer Reports đã đưa mẫu máy tính bảng Nexus 7 của Google vào bảng xếp hạng của họ và đi tới kết luận rằng dù Nexus 7 là chiếc tablet giá rẻ tốt nhất trên thị trường hiện nay song xét về tổng thể chất lượng, sản phẩm này không thể đọ được với iPad của Apple.

>> Nexus 7 16GB đã có hàng trở lại trên Google Play Store Mỹ
>> Doanh số iPad gấp đôi tablet Android
>> Camera cho Nexus 7 là lựa chọn khôn ngoan của Google
>> Cuộc chiến về giá máy tính bảng nóng dần tại Mỹ
>> Chân dung máy tính bảng qua các con số

Hai sản phẩm tablet New iPad và Nexus 7. (Nguồn: Internet)

Hai sản phẩm tablet New iPad và Nexus 7. (Nguồn: Internet)

Theo đánh giá của Consumer Reports, Nexus 7 đạt điểm 79/100, với ưu điểm nổi trội ở khả năng nhạy cảm ứng và có tính di động cao.

Đánh giá này cho thấy mẫu tablet của Google nổi trội hơn hẳn so với những sản phẩm máy tính bảng có cùng mức giá khác như Amazon Kindle Fire hay Barnes & Noble Nook Tablet, khi 2 sản phẩm này có số điểm lần lượt là 66/100 và 65/100.

Tuy nhiên, Consumer Reports nói rằng iPad vẫn là sự lựa chọn tốt nhất cho người dùng, bởi mẫu tablet này mang tới những trải nghiệm máy tính bảng ưu việt nhất, cho dù mức giá bán là cao đáng kể.

Chuyên gia Donna L. Tapellini của Consumer Reports cho biết: “Với màn hình Retina xuất sắc kích thước lớn, cùng một gian hàng ứng dụng trực tuyến chưa có đối thủ nào sánh kịp, iPad vẫn tỏ ra vượt trội hơn hẳn so với Nexus 7. Tất nhiên, Nexus 7 sẽ thích hợp với những người có xu hướng tiết kiệm và chỉ có nhu cầu sử dụng sản phẩm kích thước nhỏ”.

Theo VietnamPlus


Link to full article

S-Fone trần tình về tình cảnh bi đát hiện nay

Hôm qua, Tổng Giám đốc Hoàng Sỹ Hóa của S-Fone đã phát đi thông cáo báo chí để “trần tình” về tình hình khó khăn của công ty trong thời điểm này. S-Fone đang vật lộn với khó khăn và được dự đoán sẽ sớm phải nói lời chia tay thị trường.

>> S-Fone đến hồi kết, sim bị ‘thổi giá’ bất thường
>> S-Fone đã gần như ngừng hoạt động
>> Doanh nghiệp viễn thông “nhòm ngó” băng tần của S-Fone
>> S-Fone chấm dứt hợp đồng lao động với tất cả nhân viên
>> Bộ TT&TT đồng ý cho S-Fone “thay máu” công nghệ sang 3G

Trong thời gian vừa qua, các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về tình hình hoạt động của S-Telecom (S-Fone) và dự báo về tương lai không mấy sáng sủa của mạng di động này. Ông Hoàng Sỹ Hóa, Tổng Giám đốc công ty Cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) đã có một động thái nhằm “thông tin được khách quan hơn” bằng một thông cáo báo chí chuyển tới giới truyền thông.

S-Fone lý giải: “Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang gặp phải rất nhiều khó khăn, suy thoái. Không tiếp cận được nguồn vốn, không có đơn hàng dẫn đến sự phá sản của hàng loạt các doanh nghiệp. Đơn cử, ở Việt Nam trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 đã có khoảng 110.000 doanh nghiệp phá sản. Ở lĩnh vực viễn thông, tình hình cũng không có gì khả quan hơn, trong đó, SPT – đơn vị chủ quản của S-Fone cũng không nằm ngoài vòng xoáy khók hăn nói trên”.

Theo ông Hoàng Sỹ Hóa, trong tình hình khó khăn đỉnh điểm như hiện nay, S-Telecom bắt buộc phải thay đổi để tồn tại và phát triển. Tái cấu trúc doanh nghiệp, chuyển đổi từ mô hình hợp tác kinh doanh (BCC) sang mô hình công ty liên doanh là cần thiết để S-Telecom có hành lang pháp lý đủ để thu hút và đẩy mạnh phát triển công nghệ hơn nữa.

Đại diện S-Fone giải thích với quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh này nên S-Telecom phải thanh lý hợp đồng với tất cả CBCNV trong BCC. Hãng này khẳng định sau đó sẽ tái ký hợp đồng lại với công ty liên doanh để phù hợp với quyđịnh của pháp luật.

“Chính điều này đã dẫn tới một số hiểu lầm, cho rằng S-Telecom đã ngưng hoạt động. Tuynhiên, quá trình thanh lý hợp đồng với một số nhân viên, chúng tôi chưa kịp thực hiện việc chi trả các chế độ có liên quan vì đang trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh, chúng tôi phải giải quyết rất nhiều việc có liên quan khác nhau để hoàn tất quá trình chuyển đổi”.

Bên cạnh việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, tinh chế lại bộ máy nhân lực. S-Telecom cũng đã và đang rất tích cực trong việc định hướng chiến lược và hoàn tất kế hoạch phát triển kinh doanhmới, bao gồm việc chuyển đổi công nghệ từ CDMA sang 3G-WCDMA (UMTS850), sau khinhận sự chấp thuận từ Bộ Thông tin & Truyền thông vào tháng 3/2012.

Thông tin từ S-Fone cho biết, hiện tại, nhà mạng này đang trong giai đoạn xây dựng kế hoạch kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ mới. Công ty sẽ đầu tư số trạm thu phát sóng gấp 6 lần số trạm CDMA trước đây, quy mô phủ sóng gấp nhiều lần so với mạng CDMA trước đây.

Người đứng đầu S-Fone dự tính năm 2013 sẽ phát sóng mạng 3G của hãng. “S-Fone đã lưu giữ tất cả dữ liệu của khách hàng và đây sẽ là những khách hàng đầu tiên được đảm bảo về quyền lợi khi hãng triển khai xong công nghệ mới”.

“Có thể nói, những khó khăn, biến động tại S-Telecom trong thời gian vừa qua là điều không thể ránh khỏi trong giai đoạn kinh tế hết sức khó khăn hiện nay. Kinh tế suy thoái trầm trọng, BanLãnh đạo trước đây quản lý, điều hành yếu kém dẫn đến hàng loạt những vấn đề nhức nhối cần phải thay đổi”, Tổng Giám đốc SPT trần tình.”Chính vì thế, tái cấu trúc doanh nghiệp, từ mô hình kinh doanh tới tinh giảm nhân sự là con đường sống còn để mỗi doanh nghiệp tồn tại và phát triển, để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn”.

Theo Dân Trí


Link to full article

Dữ liệu về 500.000 dự án nguồn mở có sẵn


Data on 500,000 open source projects available
20 July 2012, 17:33
Bài được đưa lên Internet ngày: 20/07/2012
Black Duck Software đã thực hiện dữ liệu từ Ohloh, thư mục của nó với gần 500,000 dự án nguồn mở, có sẵn theo giấy phép Creative Commons Attribution 3.0. Công ty này cũng đã làm cho một RESTful API có sẵn, cho phép thông tin về các dự án sẽ có được. Ohloh phân tích các dự án từ khoảng 5.000 kho, bao gồm cả GitHub, SourceForge, Google Code, kernel.org, Eclipse, Mozilla và Apache.
Để sử dụng API này, người sử dụng trước hết phải đăng ký vì một khóa và họ có thể sau đó yêu cầu các đo đếm như số những người đóng góp và đệ trình tích cực, số dòng mã lệnh, ngôn ngữ lập trình chính được sử dụng và cấp phép thông tin cho dự án. Black Duck sử dụng cơ sở dữ liệu Ohloh để nhận diện các khoản như những dự án mới đặc biệt tích cực hoặc các xu thế cấp phép.
Black Duck bây giờ cũng đưa ra một phiên bản beta tìm kiếm mã nguồn được thay đổi trong Ohloh, mà nó nói có thể được sử dụng để tìm hơn 10 tỷ dòng mã lệnh. Một mục tiêu là để cải thiện các kết nối giữa mã nguồn của dự án và siêu dữ liệu.
Black Duck Software has made data from Ohloh, its directory of nearly 500,000 open source projects, available under the Creative Commons Attribution 3.0 licence. The company also made a RESTful API available that allows information about the projects to be queried. Ohloh analyses projects from around 5,000 repositories, including GitHub, SourceForge, Google Code, kernel.org, Eclipse, Mozilla and Apache.
To use the API, users first have to registerfor a key and they can then query metrics such as the number of active contributors and commits, the number of lines of code, the main programming language used and licensing information for the project. Black Duck uses the Ohloh database to identify items such as particularly active new projects or licensing trends.
Black Duck now also offers a beta version of the revamped code search on Ohloh, which it says can be used to search over ten billion lines of code. One aim is to improve links between project code and metadata.
(fab)
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Link to full article

4 sự sáng suốt để bán và marketing phần mềm nguồn mở


Four insights to selling and marketing open source software
Posted 23 Jul 2012 by Paul Salazar
Bài được đưa lên Internet ngày: 23/07/2012
Lời người dịch: Một bài phân tích rất hay và bổ ích cho những công ty phần mềm mong muốn có được một mô hình kinh doanh, một mô hình hướng tới việc có được doanh số thường xuyên và ổn định từ việc bán các dịch vụ xung quanh các giải pháp và sản phẩm phần mềm tự do nguồn mở. Bạn hãy đọc và tự chiêm nghiệm.
Trong vòng 15 năm sự nghiệp của tôi, tôi đã làm việc tại vài công ty phần mềm nguồn mở, mỗi nơi có tiếp cận đặc thù của riêng mình đối với việc phân phối, đóng gói, thiết lập thương hiệu và bán hàng phần mềm. Có 2 điều đã trở nên rõ ràng đối với tôi:
  1. Không có cách thức tốt nhất duy nhất nào để xây dựng một công việc kinh doanh thành công xung quanh một giải pháp phần mềm nguồn mở (PMNM).
  2. Sự thành công phụ thuộc vào cam kết của tổ chức đối với việc xây dựng các giải pháp thực tiễn trong thế giới và tính sẵn sàng phân phối các dịch vụ có giá trị thực sự giúp cho các khách hàng thành công với các giải pháp đó.
Không có các dịch vụ có giá trị thực sự cho khách hàng của bạn, thì bạn sẽ không có doanh số. Tôi nhận thức được rằng “giá trị” là một từ bị lạm dụng. Việc bỏ ra nhiều năm trong sự nghiệp của tôi trong việc marketing, tôi đã có lỗi khi nói “đề xuất có giá trị là gì?” nhiều hơn vài lần. Nhưng bây giờ, khi đang ngồi trên chiếc ghế cầm lái bán các dịch vụ cho các ứng dụng PMNM, tôi có thể đưa ra một định nghĩa nhiều hơn về giá trị, đặc biệt khi nó áp dụng cho phần mềm ứng dụng (đối nghịch với phần mềm hạ tầng).
Sau đây là 4 sự sáng suốt đặc biệt gắn liền với việc bán và marketing PMNM.
Chúng là những sự sáng suốt mà tôi muốn chia sẻ và nghe các quan điểm khác, nếu bạn muốn tham gia.
In the last 15 years of my career I have worked at several open source software companies, each with its own unique approach to software delivery, packaging, branding, and sales. Two things have become clear to me:
  1. There is no single best way to build a successful business around an open source software solution
  2. Success depends on an organization’s commitment to building real-world solutions and its readiness to deliver genuinely valuable services that help customers to be successful with the solutions.
Without genuinely valuable services for your customer, you have no revenue. I am aware that "value" is an overused word. Having spent many years of my career in marketing, I have been guilty of saying "what's the value proposition?" more than a few times. But now, having been in the driver's seat selling services for open source software applications, I can provide a more specific definition of value, particularly as it applies to application software (in contrast with infrastructure software).
The following are four specific insights that are tied to selling and marketing open source software. These are insights that I would like to share and hear other viewpoints on, if you'd like to participate.
  1. Bán PMNM thực sự là về bán một bó giải pháp có ý nghĩa
Sau rốt, việc bán một giải pháp PMNM không phải là việc bán phần mềm.
Trong những năm tháng của tôi trong nguồn mở, tôi đã thấy nhiều mô hình kinh doanh khác nhau nổi lên. Tôi đã làm việc tại các công ty mà đã vật lộn để tìm các mô hình doanh số mà có thể đảm bảo tính trụ vững dài hạn cho các doanh nghiệp của họ, và trong yêu cầu đó tôi đã trải nghiệm thách thức giữ lại cam kết tới một tiếp cận mở thuần khiết.
Gần đây, tôi đã bán và đưa ra thị trường các dịch vụ trong một công ty chuyên tâm hoàn toàn vào một phát tán PMNM, OTRS (Open Technology Real Services). Các dịch vụ chúng tôi bán đã giúp cho các tổ chức triển khai phần mềm có hiệu quả hơn và chuyên nghiệp hơn, và công ty đã cung cấp sự hỗ trợ và duy trì đang diễn ra theo một đăng ký thuê bao theo năm.
Với một mô hình thuần khiết nguồn mở, bất kỳ ai cũng có được sự truy cập tới tất cả các gói hiện hành trong một phát hành mà không mất chi phí, nên giá cả khong bao giờ là một yếu tố khi nói về quyết định về phần mềm. Tôi đã tin tưởng vào đội ngũ kỹ thuật để lắng nghe cộng đồng và những khách hàng trả tiền của chúng tôi cho sự chỉ dẫn và đường hướng, tin cậy họ có thể thiết kế ra những tính năng mới tốt nhất vào trong sản phẩm. Nhưng nếu chúng tôi chỉ thiết kế phần mềm tốt và không bán gì cả, thì chúng tôi sẽ không có được công việc kinh doanh bền vững được.
Vì thế, nhiệm vụ của tôi từng là bán các dịch vụ. Điều này từng không phải là về công nghệ, mà là về con người và các tổ chức - việc nghe và hiểu các dự án nội bộ của họ, chu đáo về dòng thời gian và ngân sách của họ. Tôi đã không có được cái móc nào có thể ép bất kỳ ai mua bất kỳ thứ gì, nên tôi có thể đơn giản nghe và giải thích và cung cấp một lời chào công bằng cho các dịch vụ mà thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngân sách là quá eo hẹp những ngày này đối với bất kỳ ai mua các dịch vụ mà họ không thực sự cần, nên cuối cùng tôi luôn cảm thất tốt về việc bán hàng của tôi, biết rằng lời chào dịch vụ của tôi sẽ làm ra một sự khác biệt thực sự cho một khách hàng đang cố gắng giải quyết một vấn đề nghiệp vụ.
Liệu điều này có khả năng mở rộng phạm vi hay không? Một câu hỏi hay. Nó không mở rộng phạm vi được như mô hình sản phẩm, chắc thế rồi. Dù vậy, tôi thấy mô hình này là một nền tảng tốt cho một công ty, và nó dẫn tới một dòng doanh thu bền vững mà đã giúp đầu tư tiếp tục cho sự phát triển của sản phẩm. Từ quan điểm của tôi, những nhu cầu này sẽ là một nguyên tắc vận hành trọng tâm của bất kỳ công ty PMNM nào: để tạo ra doanh số mà có thể bền vững và tăng trưởng công việc kinh doanh, để làm cho sản phẩm tốt hơn về lâu dài, và để cho phép các khách hàng triển khai được tốt hơn phần mềm. Điều này chỉ xảy ra nếu phần mềm và các dịch vụ đưa ra được giá trị thực sự cho một tổ chức.

1) Selling open source software is actually about selling a meaningful solution bundle

Ultimately, sellingan open source software solution is not about selling the software.
In my years in open source, I've seen many different business models emerge. I've worked at companies that have struggled to find revenue models that could ensure long-term viability of their businesses, and in that quest I have experienced the challenge of remaining committed to a purely open approach.
Recently, I have sold and marketed services in a company dedicated to a fully open source software distribution, Open Technology Real Services (OTRS). The services we sold helped organizations deploy the software more efficiently and more expertly, and the company provided ongoing support and maintenance services in an annual subscription.
With a pure open source model, anyone can have access to all of the current packages in a release at no cost, so price is never a factor when it comes to the software decision. I had to count on the engineering team to listen to the community and to our paying customers for guidance and direction, trusting they would engineer the best new features into the product. But if we only engineered good software and sold nothing, we would not have a sustainable business.
Thus, my task was to sell services. This was not about technology, but about people and organizations—listening to and understanding their internal projects, being considerate of their timelines and budgets. I didn't have a hook that could force anyone to buy anything, so I would simply listen and explain and provide a fair offer for services that genuinely met a customer's need. Budgets are much too constrained these days for anyone to buy services they don't really need, so in the end I always felt good about my sales, knowing that my service offer was going to make a real difference for a customer that was trying to solve a business problem.
Is this scalable? Good question. It's not as scalable as a licensed product model, to be sure. Nonetheless, I found this model to be a good foundation for a company, and it led to a sustainable revenue stream that helped to further fund the development of the product. From my point of view, this needs to be a central operating principle of any open source software company: to create revenue that can sustain and grow the business, to make the product better in the long run, and to enable customers to better deploy the software. This only happens if the software and the services provide real value to an organization.
  1. Bán PMNM là về sự cam kết tham gia của khách hàng
Các công ty hoàn toàn nguồn mở muốn doanh số được làm mới lại. Họ không có doanh số giấy phép, nên họ cần tìm các cách thức khác để giữ cho các công ty có quan tâm trong một mối quan hệ dịch vụ đang diễn ra. Nhiều năm qua tại RedHat, tôi đã xem cách mà Mạng RedHat trở nên sống động thế nào, đưa ra được một dịch vụ có giá trị cho những người mua một đăng ký thuê bao phần mềm.
OTRS cũng đưa ra một đăng ký thuê bao. Và nếu bạn chờ một cách thụ động cho sự làm mới lại, thì bạn có thể mong đợi rằng một số khách hàng sẽ tự họ yêu cầu, “Bạn có sử dụng dịch vụ đăng ký thuê bao này hay không? Bạn có thực sự cần tiếp tục trả tiền cho điều đó hay không?” Kinh nghiệm của tôi là nếu chúng ta không bao giờ nhận được một yêu cầu dịch vụ duy nhất nào từ một khách hàng cụ thể nào đó trong một năm, thì tôi có thể không ngạc nhiên khi khách hàng đó gọi để nói cho tôi họ đã không thực sự cần dịch vụ đó nữa. Tiếp cận của tôi đối với kịch bản đó là trình bày giá trị hiện đang diễn ra. Điều này được hoàn tất bằng sự cam kết tham gia của khách hàng thường xuyên, làm cho họ chú ý tới các tính năng mới mà họ có thể truy cập được thông qua đăng ký thuê bao, rà soát lại sử dụng hiện hành của họ đối với sản phẩm, và đưa ra các dịch vụ bổ sung để giúp họ được huấn luyện tốt hơn hoặc có khả năng tốt hơn để sử dụng sản phẩm nhiều hơn đối với tổ chức của họ.
Nguyên tắc cơ bản ở đây là giá trị. Không khách hàng nào sẽ làm mới lại một dịch vụ đăng ký thuê bao hoặc mua các dịch vụ tư vấn nhiều hơn nếu họ không thấy giá trị thực sự trong các dịch vụ đó khi nó có liên quan tới việc làm thỏa mãn các mục đích nghiệp vụ của họ, hoặc là dịch vụ khách hảng tốt hơn, phản ứng về CNTT tốt hơn hay quản lý CNTT tốt hơn.

2) Open source software sales are about customer engagement

Fully open source companies want renewable revenue. They don't have license revenue, so they need to find other ways to keep companies interested in an ongoing service relationship. Years ago at Red Hat, I watched how the Red Hat Network came alive, offering a valuable service for those who purchased a software subscription.
OTRS offers a subscription as well. And if you passively wait for the renewal, you can expect that some customers will ask themselves, "Do we use this subscription service or not? Do we really need to continue to pay for it?" My experience was if we never received a single service request from a given customer in one year, I would not be surprised when that customer called to tell me they didn't really need the service. My approach to this scenario was to demonstrate ongoing value. This was accomplished by regular customer engagement, getting them to pay attention to new features they could access via their subscription, reviewing their current use of the product, and offering add-on services to help them be better trained or better able to use more of the product for more of their organization.
The fundamental principle here is value. No customer will renew a subscription service or buy more consulting services if they don't see genuine value in these services as it relates to fulfilling their business objectives, whether that be better customer service, better IT responsiveness, or better IT management.
  1. Hai bước tới thị trường và bán các ứng dụng nguồn mở
Marketing và bán các ứng dụng nguồn mở là rất khác nhau so với việc bán hạ tầng nguồn mở.
Có nhiều sự thật trong quan sát rằng PMNM được viết từ các kỹ sư cho các kỹ sư, và nhiều trong số đó được tạo ra trong nguồn mở là phần mềm hạ tầng cho an ninh, quản lý dữ liệu, kết nối mạng, và hơn thế. Khi tôi bỏ lại đằng sau hạ tầng và bắt đầu làm việc cho một công ty phần mềm ứng dụng, tôi đã ngạc nhiên phát hiện ra sự khác biệt này khi marketing và bán hàng.
Bán các phần mềm ứng dụng là bán cho những người sử dụng và những nhà quản lý mà đang chăm sóc cho các vấn đề nghiệp vụ. Họ là những người tiêu dùng phần mềm. Các tổ chức CNTT, ví dụ, đã triển khai các phần mềm của chúng tôi như một cách thức để quản lý cá trách nhiệm về nghiệp vụ của họ và ủy thác các nhiệm vụ cho các phần khác của tổ chức; không như một phần của hạ tầng hoạt động của họ. Những người sử dụng ứng dụng, các nhà quản lý dịch vụ, và các nhà quản lý CNTT đang cố gắng giải quyết các vấn đề của con người, chứ không phải các vấn đề của máy móc.
Hơn nữa, với một giải pháp nguồn mở hoàn toàn, có 2 qui trình bán hàng. Qui trình đầu là để thuyết phục khách hàng rằng phần mềm tự do của tôi có thể giải quyết được vấn đề của họ lịch lãm hơn so với các lựa chọn thay thế khác. Qui trình thứ 2 là để đảm bảo rằng họ có thể triển khai thành công giải pháp một cách hợp lý cho những người sử dụng của họ với một trong những gói dịch vụ của tôi. Nếu phần mềm của tôi thực sự không giải quyết được vấn đề của họ, thì người sử dụng sẽ biểu quyết bằng chân của họ và tìm kiếm người khác. Và nếu các gói dịch vụ của tôi thực sự không tạo ra được giá trị nhiều hơn so với chi phí của nó, thì chúng tôi có lẽ không bao giờ bán được gì.

3) Two steps to market and sell open source applications

Marketing and selling open source applications is very different from selling open source infrastructure.
There is a great deal of truth in the observation that open source software is written by engineers for engineers, and much of what is created in open source is infrastructure software for security, data management, networking, and so on. When I left behind infrastructure and began to work for an application software company, I was surprised to discover this difference when marketing and selling.
Selling application software is selling to users and managers who are taking care of business issues. They are consumers of software. IT organizations, for example, deployed our software as a way to manage their business responsibilities and delegate tasks to other parts of their organizations; not as a part of their operational infrastructure. Application users, service managers, and IT managers are trying to solve human problems, not machine problems.
Furthermore, with a fully open source solution, there are two sales processes. The first is to convince the customer that my free software can solve their problem more elegantly than the alternatives. The second is to ensure that they can successfully deploy the solution optimally for their users with one of my service packages. If my software didn't really solve their problem, the user votes with their feet and finds another one. And if my service packages didn't really create more value than they cost, we would never sell a thing.
  1. Bán PMNM là một cơ hội để phổ biến sự tự do đối với phần mềm
Các ứng dụng nguồn mở, không giống như hầu hết các giải pháp hạ tầng nguồn mở, thường có thể được chào trong đám mây thông qua sự phân phối dịch vụ được quản lý đầy đủ. Việc xây dựng một mô hình phân phối dịch vụ dựa vào đám mây trao cho nhà cung cấp khả năng có được một dòng doanh số làm mới lại được trong khi người tiêu dùng đầu cuối có được tất cả các ưu thế của sự phân phối dựa vào đám mây.
Nhưng sự phân phối dựa vào đám mây được nhiều người thừa nhận sẽ là dạng khóa trói cuối cùng. Vấn đề này là trọng tâm - một công ty nguồn mở có một quyết định quan trọng để làm và phải là rõ ràng về mục đích của nó khi làm như vậy. Công ty nguồn mở có thể chọn chào giải pháp của mình chỉ trong đám mây mà không có cách gì để rút dữ liệu ra khỏi sự triển khai cài đặt dựa vào đám mây đó, hoặc làm cho nó cực kỳ đau đớn để rút các dữ liệu ra (như có thể xảy ra trong trường hợp chuyển đổi khỏi các giải pháp sở hữu độc quyền). Hoặc, công ty có thể tạo thuận lợi cho mối sự thoát ra và làm cho điều này hợp lý nhất có thể.
Khi tôi ở OTRS, chúng tôi chọn giữ cho cánh cửa này mở, trao cho những người sử dụng sự tự do hoàn toàn để thoát ra khỏi dịch vụ dựa vào đám mây và chạy phần mềm trong sự triển khai nội bộ của riêng họ mà không có bất kỳ sự trừng phạt hay khóa trói nào. Chúng tôi đã gọi điều này là “Gói và Chạy”. Và mặc dù sự tự do là ở đó, thì không ai đình hoãn thỏa thuận dịch vụ của họ để thực hành điều đó cho đúng. Điều đó có thể xảy ra một ngày nào đó, nhất định thế, mà điều đó không phải là những gì mà hầu hết các tổ chức muốn làm. Dù thế, họ cảm thấy tốt hơn về việc có được sự lựa chọn - và điều đó là sự tự do thực sự. Nó cũng có nghĩa là công ty PMNM có nhiều sự tin cậy trong mô hình phân phối dịch vụ của mình và lòng tin mà các khách hàng sẽ đồng ý.
Mã nguồn
Việc xây dựng một việc kinh doanh xung quanh một giải pháp PMNM với một tiếp cận đầy đủ có một công thức mà dường như đơn giản và rõ ràng trên bề mặt (chỉ bỏ đi các phần mềm và bán một số dịch vụ!), nhưng không thật đơn giản để triển khai. Nó nắm lấy sự cam kết tham gia và lòng dũng cảm trong tổ chức để ở lại trên con đường mở. Nó nắm lấy sự sẵn sàng để hình thành và cung cấp các dịch vụ (dựa vào con người hoặc sự phân phối - và dựa vào sự duy trì) mà chúng là những giá trị thực sự. Nó nắm lấy một sự cam kết tham gia đối với sự tự do, thứ gì đó có thể không có lợi nhuận rõ ràng và khả năng mở rộng phạm vi như hầu hết các nhà đầu tư muốn thấy, nhưng cuối củng, điều này là những gì các khách hàng muốn và có thiện chí để trả tiền cho điều đó.

4) Selling open source software is an opportunity to deliver freedom

Open source applications, unlike most open source infrastructure solutions, can usually be offered in the cloud through fully managed service delivery. Building a cloud-based service delivery model gives the vendor the ability to have a renewable revenue stream while the end customer gets all of the advantages of cloud-based delivery.
But cloud-based delivery is perceived by many to be the ultimate form of lock-in. This issue is central–an open source company has an important decision to make and has to be clear about its purpose when doing so. The open source company can choose to offer its solution only in the cloud with no way to get data out of the cloud-based instance, or make it extremely painful to get data out (as would be the case to migrate off proprietary solutions). Or, the company can facilitate an exit and make this as streamlined as possible.
While I was at OTRS, we chose to keep this door open, giving users the complete freedom to exit the cloud-based service and run the software on their own internal deployment without any penalty or lock-in. We called this "Pack & Go." And although the freedom was there, no one had yet canceled their service agreement to exercise that right. It will happen someday, for certain, but it's not what most organizations want to do. Nonetheless, they feel better about having the choice—and that is the real freedom. It also means the open source software company has a great deal of confidence in its service delivery model and trusts that customers will agree.

Coda

Building a business around an open source software solution with a fully open approach takes a formula that seems simple and clear on the surface (just give away the software and sell some services!), but is not so simple to implement. It takes commitment and courage within the organization to stay on the open path. It takes a readiness to shape and provide services (people-based or delivery- and maintenance-based) that are of genuine value. It takes a commitment to freedom, something that may not be as obviously profitable and scalable as most investors like to see, but in the end, this is what customers want and are willing to pay for.
Dịch: Lê Trung Nghĩa

Link to full article

Nhóm thiết kế Apple “động não” quanh bàn bếp

Đội ngũ thiết kế nổi danh tại hãng công nghệ Mỹ Apple là một nhóm cá nhân “điên cuồng” được quy tụ từ khắp nơi trên thế giới, và họ dành nhiều thời gian để cùng nhau “vận động trí não” xung quanh một chiếc bàn làm bếp, nhằm tưởng tượng ra những sản phẩm chưa hề tồn tại, sau đó hiện thực hóa chúng vào cuộc sống.

>> Vụ kiện Apple, Samsung: Luật sư “đấu khẩu” tại tòa
>> Lộ máy tính bảng 11,8 inch từ cuộc chiến pháp lý giữa Samsung và Apple
>> Smartphone ‘ngày ấy bây giờ’ qua con mắt Samsung, Apple
>> Hôm nay bắt đầu xử vụ Apple – Samsung
>> Apple – Samsung và cuộc tranh chấp bản quyền thiết kế

Theo Reuters, trong phiên xử diễn ra ngày 31.7, hãng công nghệ có giá trị nhất thế giới Apple đã hiếm hoi chia sẻ quy trình thiết kế phần cứng nội bộ của mình.

Nhân chứng đầu tiên được phiên tòa triệu tập chính là thiết kế viên kỳ cựu với 17 năm kinh nghiệm làm việc tại Apple, ông Christopher Stringer.

 Apple quyết tâm giành chiến thắng trước Samsung trong vụ kiện liên quan đến công nghệ sản xuất iPhone và iPad - Ảnh: Reuters

Apple quyết tâm giành chiến thắng trước Samsung trong vụ kiện liên quan đến công nghệ sản xuất iPhone và iPad - Ảnh: Reuters

“Nhiệm vụ của chúng tôi là tưởng tượng ra những sản phẩm không hề tồn tại và hướng chúng vào cuộc sống”, Christopher Stringer phát biểu trước ban bồi thẩm.

Stringer cũng cho biết, nhóm thiết kế tại Apple gồm 15 đến 16 người, được dẫn dắt bởi Phó chủ tịch cao cấp phụ trách thiết kế Jonathan Ive, đảm nhận mọi sản phẩm của hãng và nhóm này định kỳ hằng tuần thảo luận cùng nhau, hầu hết là trên một chiếc bàn làm bếp.

“Đó (bàn làm bếp – PV) là nơi mà nhóm cảm thấy thoải mái nhất”, ông Stringer nói.

Cũng theo ông này, nhóm thiết kế tại Apple không tuân theo bất kỳ một quy trình nào, từ ý tưởng cho đến phác thảo, dựng mô hình và tạo ra các sản phẩm mẫu.

“Các mô hình đang phát triển sẽ bị loại bỏ nếu một ý tưởng tốt hơn xuất hiện”, Stinger nói.

Theo Thanh Niên Online


Link to full article

10 điểm Kindle Fire 2 cần có để đọ với Nexus 7

Phần cứng của Nexus 7 vượt hẳn Kindle Fire 2 dù cùng mức giá. Vì thế nhiều người tin rằng Kindle Fire thế hệ hai sẽ có bộ xử lý lõi tứ, màn hình xịn hơn, thiết kế đẹp mắt và nhiều “vũ khí” khác để đấu lại máy tính bảng của Google.

>> Amazon sẽ trình làng tới 6 mẫu tablet Kindle Fire mới?
>> Kindle Fire 2 có màn hình độ phân giải cao và hỗ trợ mạng 4G?
>> Amazon phải làm gì để đánh bại Google Nexus 7
>> Kindle Fire 2 sẽ có 3 phiên bản?
>> Quanta nhận đặt hàng 2 triệu Kindle Fire 2 từ Amazon

Xét về cấu hình, Nexus 7 được trang bị phần cứng ấn tượng đối với một máy tính bảng giá rẻ, gồm bộ xử lý lõi tứ Nvidia Terga 3, hệ thống hỗ trợ đồ họa 12 lõi, màn hình HD 1280×800 pixel, camera phía trước 1,2MP. Ngoài ra, Nexus 7 chạy hệ điều hành di động mới nhất Android 4.1. Giá bán của thiết bị này chỉ là 199 USD cho bản 8GB và 249 USD cho 16GB.

Trong khi đó, giá bán lẻ trực tuyến của Kindle Fire cũng là 199 USD nhưng cấu hình yếu hơn nhiều. Xem ra Amazon sẽ phải “đau đầu” cho trận chiến mới này.

Nexus 7 đang đe dọa Kindle Fire

Nexus 7 đang đe dọa Kindle Fire

Đã có rất nhiều đồn đoán rằng Amazon đã khởi động việc sản xuất thiết bị Kindle Fire thế hệ thứ hai (Kindle Fire 2) và thời điểm này cũng không còn là sớm.

Điều người ta quan tâm là liệu Kindle Fire 2 sẽ thế nào. Cỡ 7-inch, 9-inch hay 10-inch? Và Amazon sẽ đưa ra giá thấp hơn giá của Fire thế hệ đầu hay tung ra một đời máy 7-inch mới, cao cấp hơn nhưng cùng giá với Nexus 7? Nhiều ý kiến nghiêng về khả năng thứ 2.

Công ty nghiên cứu IHS Suppli gần đây đã phân tích các linh kiện của Nexus 7 và xác định phiên bản có dung lượng 8GB (với giá bán 199 USD) có giá thành dưới 152 USD. Phiên bản 16GB có giá thành khoảng 159 USD. Cộng với các chi phí vận chuyển, quảng cáo và chi phí khác, Google đã “phá giá” đối với bản 8GB và kiếm lợi nhuận trên bản 16GB, theo IHS Suppli.

Với Kindle Fire, người ta cho rằng sản phẩm được bán bằng hoặc thấp hơn chi phí, nhưng Amazon kiếm lời bằng cách bán (hoặc cho thuê) hàng hoá, dịch vụ, âm nhạc, phim ảnh, và chương trình truyền hình. Nhưng nếu Google và đối tác sản xuất Asus có thể kiếm lời trực tiếp từ phần cứng, có lẽ Amazon cũng có thể làm được. Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức Amazon cần phải vượt qua.

Theo InformationWeek, để cạnh tranh với Nexus 7, Amazon cần đạt được 10 điều sau đây cho Kindle Fire 2.

Màn hình hiển thị tốt hơn

Kindle Fire có độ phân giải màn hình 1024×600 pixel. Đó là thông số đẹp cách đây tám tháng, khi Amazon là “ngôi sao” trong thị trường máy tính bảng 7-inch, trong đó có máy tính bảng Nook của Barnes & Noble có cùng độ phân giải. Nhưng Nexus 7 có màn hình 1280×800 và chi phí tương tự Kindle Fire.

Và nhiều máy tính bảng 7 inch ngày nay đều có độ phân giải màn hình là 1.280×800 như Toshiba Thrive, Springboard T-Mobile… Không có gì là ngạc nhiên nếu màn hình Kindle Fire thế hệ tiếp theo là 1280×800.

Camera phía trước

Máy tính bảng không phải là thiết bị di động tốt nhất cho việc quay video hay chụp ảnh, nhưng một máy tính bảng chất lượng cần đi kèm với một camera chất lượng, đặc biệt là camera mặt trước để thực hiện cuộc gọi video. Kindle Fire thế hệ đầu không có camera, một thiếu sót mà Amazon chắc chắn sẽ phải khắc phục trong Kindle Fire 2. Một máy ảnh VGA độ phân giải 640×480 sẽ không quá khó, tuy nhiên như vậy nó vẫn “lép vế” so với camera phía trước 1,2MP của Google Nexus 7.

So sánh thêm với Samsung Galaxy Tab 2 7.0 (giá 250 USD) – đối thủ này được trang bị camera 3.0 MP ở lưng và VGA ở mặt trước.

Đẹp tổng thể

Thật khó để nói về vấn đề này nhưng Kindle Fire trông không được sang trọng như Nexus 7. Nhiều nhà phê bình đã chê bai lớp vỏ nhựa rẻ tiền của Kindle Fire. Người dùng thì có vẻ không để tâm, thiết bị vẫn bán được hàng triệu chiếc. Có lẽ họ đã bỏ qua cho Amazon vì tại thời điểm nó ra mắt, không có nhiều máy tính bảng có giá 199 USD.

Trong khi đó, Nexus 7 được trau chuốt ngay từ vẻ bề ngoài. Tin đồn gần đây nói rằng Kindle Fire mới sẽ thay thế vỏ nhựa bằng vỏ bọc kim loại, tạo cho chiếc máy tính bảng vẻ ưa nhìn với kiểu dáng đẹp, mỏng. Và đây là một gợi ý, Amazon nên làm hai hoặc nhiều màu hơn. Màu đen dễ khiến người dùng thấy nhàm chán.

16GB lưu trữ

Phiên bản Nexus 7 16GB với giá 249 USD của Google đã cho thấy sức tiêu thụ mạnh mẽ. Kindle Fire chỉ có bản 8GB và thật không may là trong đó chỉ thật sự có khoảng 6GB lưu trữ nội dung dành cho người dùng. Kindle Fire thế hệ tiếp theo cần có bản 16GB tùy chọn, và Amazon có thể sẽ cung cấp một thiết bị như vậy. Nhưng các nhà bán lẻ muốn bản 16GB này vẫn chỉ có giá 199 USD.

Liệu có thể làm được điều này? Giá nguyên vật liệu của Nexus 7 chỉ hết 150 USD, nên nếu Amazon khéo “co kéo” thì cũng có thể đưa ra mức giá 199 USD (với phiên bản 16GB) mà không bị lỗ.

Kết nối 3G/4G

Người dùng máy tính bảng ở mức thu nhập trung bình thường tránh các khoản chi phí dữ liệu di động đắt tiền (chẳng hạn 3G), thay vào đó, một thiết bị có kết nối WiFi giúp giảm đáng kể chi phí (theo một nghiên cứu của NPD Group). Vì vậy, máy tính bảng giá rẻ màn hình 7-inch bao gồm cả Kindle Fire, Nexus 7, Barnes & Noble không cung cấp tùy chọn 3G/4G.

Tuy nhiên, Amazon có một vị thế rất tốt để phá vỡ truyền thống đó và tăng tính di động cho Kindle Fire với gói dữ liệu tùy chọn. Các nhà bán lẻ đã bán các phiên bản máy đọc sách (e-reader) Kindle với gói dịch vụ 3G (không tính phí hàng tháng). Dù vậy, với lượng lớn dữ liệu mà người dùng máy tính bảng sử dụng mỗi tháng, một thiết bị Kindle Fire 2 với dịch vụ dữ liệu di động miễn phí là vô cùng khó.

Bộ xử lý lõi tứ

Bộ xử lý lõi kép của Kindle Fire là đáng nể khi Amazon ra mắt máy tính bảng vào mùa Thu năm ngoái. Nhưng giờ đây nó đã trở nên lạc hậu vì Nexus 7 dùng bộ xử lý lõi tứ, có thể thực hiện đa nhiệm, video streaming, duyệt web tốt hơn. Rất có thể Kinlde Fire 2 sẽ dùng bộ xử lý lõi tứ.

Nhẹ hơn

Một chiếc máy tính bảng nhẹ hơn sẽ giúp người dùng dễ dàng mang theo hơn trong các hoạt động hàng ngày. Thật không may cho Amazon, Google Nexus 7 đang là nhà vô địch về trọng lượng, chỉ 340gr, nhẹ hơn Kindle Fire 70gr. Kindle Fire thế hệ tiếp theo được đồn đại là mỏng hơn và nhẹ hơn so với người tiền nhiệm của nó, do đó, lợi thế về trọng lượng của Nexus 7 có thể không kéo dài.

Đồ họa và chơi game

Không ai kỳ vọng một máy tính bảng 199 USD có sức mạnh đồ họa của một thiết bị chơi game chuyên nghiệp, nhưng hạ thấp kỳ vọng xuống một chút thì có thể được đáp ứng. Và đó là lý do Google đưa hệ thống đồ họa 12 lõi vào Nexus 7. Amazon sẽ phản hồi ra sao?

Một kịch bản khả dĩ: Amazon giảm giá Kindle Fire thế hệ đầu tiên ở mức 150 USD. Nếu bạn thích thú với trò Angry Birds, đó là thiết bị cho bạn. Kindle Fire 2 có thể thêm một bộ xử lý đồ họa (GPU) mạnh mẽ hơn để xử lý các trò chơi nhập vai với đồ họa phong phú.

Hỗ trợ NFC

Nexus 7 được trang bị công nghệ NFC (giao tiếp tầm ngắn) phục vụ giao dịch không dây, chẳng hạn thanh toán bằng cách quét thiết bị di động tại một ki-ốt hay trao đổi thông tin liên lạc bằng cách áp hai thiết bị có hỗ trợ NFC vào nhau. Kindle Fire giống như hầu hết máy tính bảng hiện nay (bao gồm cả iPad mới), không hỗ trợ NFC.

Kindle Fire thế hệ tiếp theo thì sao? Hiện tại, NFC chưa phổ biến. Không có đủ các thiết bị di động, ki-ốt, trạm kiểm tra, áp phích thông minh… hỗ trợ NFC. Tuy nhiên, điều này sẽ sớm thay đổi. Với Kindle Fire, một thiết bị được tạo ra chủ yếu để mua các ứng dụng (ít nhất là từ quan điểm của Amazon), dường như NFC là một lẽ tự nhiên.

Khe cắm thẻ microSD

Kindle Fire 2 có thể vượt lên Nexus 7 bằng cách thêm một khe cắm thẻ MicroSD. Khả năng lưu trữ mở rộng sẽ cho phép người dùng thường xuyên tải phim HD và các tập phim truyền hình từ thư viện video của Amazon.

Tin đồn gần đây về Kindle Fire thế hệ tiếp theo không đề cập đến khe cắm microSD, mặc dù trang BRG cho biết Kindle Fire mới có thể có cổng micro USB và một khe cắm thứ hai có thể là cổng ra HDMI. Hãy chờ xem.

Theo PC World VN


Link to full article

Một triệu lượt đăng ký hòm thư Outlook trong 6 tiếng

Dịch vụ gửi và nhận thư điển tử, lưu trữ trực tuyến cũng như kết nối các mạng xã hội của Microsoft được chào đón nhiệt tình.

>> Microsoft ra mắt Outlook.com để thách thức Gmail
>> Skype tự cho phép do thám tin nhắn của người dùng
>> Bing Maps thêm 165TB dữ liệu hình ảnh mới của Trái đất
>> Bing và Yahoo gặm bớt thị phần tìm kiếm của Google
>> Skype muốn đạt 1 tỷ người dùng điện thoại Internet

Outlook.com đạt 1 triệu lượt đăng ký trong 6 giờ.

Outlook.com đạt 1 triệu lượt đăng ký trong 6 giờ.

Trên tài khoản Twitter chính thức của mình rạng sáng nay, Microsoft đã “khoe” về số lượng người đăng ký trên outlook.com đến mức kỷ lục, một triệu lượt chỉ trong vòng 6 tiếng đầu tiên. Đây là dịch vụ email thay thế Hotmail mà hãng phần mềm Mỹ kỳ vọng là đối thủ xứng tầm với Gmail của Google.

Sản phẩm này được Microsoft thiết kế lại với việc hỗ trợ gửi/nhận từ nhiều tài khoản email khác nhau, hỗ trợ và tích hợp tốt hơn mạng xã hội, dịch vụ lưu trữ đám mây và cả cuộc gọi video. Đơn cử như dịch vụ lưu trữ SkyDrive được tích hợp vào Outlook cho phép người dùng có thể tải file đính kèm mà không chiếm bộ nhớ trong hộp thư đến của chính nó. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tích hợp hoặc thêm các danh sách liên lạc từ Facebook, Twitter, LinkedIn và cả Google.

Tính năng Skype hiện chưa được hãng tích hợp vào dịch vụ này.

Theo Slashgear, chưa thể rõ có bao nhiều người trong số hơn một triệu lượt đăng ký nói trên sẽ sử dụng thường xuyên dịch vụ này nhưng việc các trang email luôn được người dùng chào đón nhiệt tình trong những ngày đầu không hẳn là chuyện quá lạ lẫm. Việc đăng ký sớm sẽ giúp người sử dụng chọn được tên ưng ý, không cần phải thêm quá nhiều số hoặc ký tự để phân biệt.

Theo Sohoa


Link to full article

Lộ ảnh ThinkPad Tablet 2 chạy Windows 8

ThinkPad Tablet 2 chạy chip Atom lõi kép, màn hình IPS, pin nhiều hơn 10 tiếng, tích hợp khe nhận dạng vân tay cũng như tích hợp NFC.

>> Lenovo ra mắt IdeaTab S2110 hỗ trợ đa phương tiện
>> Tablet 2 sim đầu tiên trên thế giới của Lenovo
>> Thực tế tablet Windows 8 đầu tiên của Lenovo
>> Lenovo công bố ultrabook IdeaPad U310 và U410 dùng chip Ivy Bridge
>> Máy tính bảng Lenovo lên kệ sớm với giá 349 USD

ThinkPad Tablet 2 có màn hình IPS.

ThinkPad Tablet 2 có màn hình IPS.

Hình ảnh đi kèm thông số kỹ thuật của mẫu ThinkPad Tablet 2 được trang Techin5 tung lên mạng sáng nay khẳng định model này sẽ chạy hệ điều hành mới nhất từ Microsoft. Các thông tin đi kèm cũng cho thấy máy sở hữu màn hình 10,1 inch độ phân giải 1.366 x 768 pixel, tấm nền IPS, thời lượng sử dụng pin lớn hơn 10 tiếng, khe nhận dạng vân tay cũng như tích hợp NFC.

Cấu hình sử dụng chip Atom lõi kép.

Cấu hình sử dụng chip Atom lõi kép.

ThinkPad Tablet 2 có cân nặng 0,63 kg, độ mỏng 0,96 mm. Máy sử dụng vi xử lý Intel Atom lõi kép, chip đồ họa tích hợp, bộ nhớ RAM 2 GB và bộ nhớ trong dung lượng 64 GB. Mặt trước của sản phẩm là camera độ phân giải 2 Megapixel trong khi phía sau có độ phân giải 8 Megapixel. ThinkPad Tablet 2 cũng sở hữu kết nối mini-HDMI, khe cắm thẻ nhớ microSD cùng các kết nối khác như Wi-Fi chuẩn n, Bluetooth, HSPA+, LTE cũng như khả năng định vị toàn cầu GPS.

Dock bàn phím của máy.

Dock bàn phím của máy.

Ngoài hình ảnh và thông số kỹ thuật, các tài liệu mới xuất hiện cũng cho thấy bộ dock kết nối bàn phím. Thiết bị có kiểu dáng gần tương tự so với các mẫu laptop ThinkPad từ phím bấm, touchpad và TrackPoint màu đỏ ở chính giữa.

Không có thông tin về ngày ra mắt của sản phẩm cũng như giá bán.

Theo Sohoa


Link to full article

Phát hiện lỗ hổng bảo mật trong Nvidia Linux

Một lỗ hổng bảo mật mới đã được phát hiện trong driver trên Linux của Nvidia. Lỗ hổng này đã được biết từ hơn 1 tháng trước nhưng hiện vẫn chưa được sửa chữa hay cung cấp bản vá lỗi.

>> NVIDIA GTS 650 sắp xuất hiện
>> NVIDIA sẽ tung ra 4 card đồ hoạ Kepler mới trong tháng 8?
>> AMD và NVIDIA và cùng ra mắt driver card đồ họa mới của mình
>> Nvidia công bố bộ xử lý đồ họa di động cao cấp GTX 680M
>> NVIDIA chuẩn bị giới thiệu GeForce GTX 680M tại Computex 2012

Một hacker vô danh đã tìm thấy lỗ hổng trên trong hệ nhị phân Nvidia. Sau đó, hacker (hiện là kĩ sư phần mềm) có tên Dave Airlie đã phát hiện và nghiên cứu chi tiết lỗ hổng này. Sau khi thử nghiệm, ông phát hiện rằng lỗ hổng này rất dễ bị tấn công leo thang đặc quyền.

Lỗ hổng tồn tại trong driver của NVIDIA trên Linux

Lỗ hổng tồn tại trong driver của NVIDIA trên Linux

Theo đó, lỗ hổng này cho phép kẻ tấn công có thể ghi vào bất cứ phần nào trên bộ nhớ hệ thống bằng cách chuyển các cửa sổ VGA và đạt được quyền superuser.

“Tôi đã phát hiện được lỗ hổng này hơn 1 tháng trước đây. Đáng lẽ ra tôi đã không công bố nhưng tại thời điểm này, mọi người nên được biết về nó. Về cơ bản, hacker sẽ xâm nhập vào thư mục hệ thống /dev/nvidia0 và thay đổi thông số VGA, sau đó nó sẽ di chuyển các cửa sổ này để đọc/ghi vào nơi cần thiết trong RAM và cuối cùng là leo thang đặc quyền bằng cách ghi đè vào bộ nhớ hạt nhân. Từ đó, hacker sẽ có quyền truy cập máy tính này bình thường như với tài khoản superuser”, Airlie công bố.

Ngay sau đó, Airlie cũng đã liên lạc với Nvidia về lỗ hổng này và ông nói sẽ sẵn sàng cung cấp bất cứ thông tin nào về nó cho Nvidia.

Theo TTCN


Link to full article

Popular Posts